Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng sau này. Chính vì thế, đây là thời điểm phải đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu cần thiết để tăng sức đề kháng, sức lực và trọng lượng cho gà ngay từ khi còn nhỏ. Như vậy thì, gà mới nhanh chóng có một sức khỏe ổn định, ít bệnh tật hơn cả. Một số bước chăm sóc gà còn, úm gà con hiệu quả nhất.
Nội Dung
Công tác chuẩn bị khi gà mới xuống ổ
Để quá trình úm gà con được đồng đều thì nên chọn gà con đều nhau, những cá thể khỏe với nhau, yếu hơn với nhau để có cách chăm sóc tốt nhất. Vì vậy trước khi úm gà cần chọn ra những cá thể không bị dị tật, có đôi chân chắc khỏe, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt. Tiếp theo đó là yếu tố về chuồng úm và nhiệt độ trong chuồng.
Chuồng úm gà con
- Chuồng úm phải được sát trùng và để trống trước 2 tuần khi bắt đầu úm gà
- Sạch sẽ, khô ráo, kín gió và ấm áp
- Có hệ thống đèn sưởi công suất trên 60W tùy thuộc vào mật độ úm
- Số lượng máng ăn, máng uống tương ứng với số lượng gà
Một số lưu ý về nhiệt độ trong chuồng úm
Ngoài ra, còn chú ý đến nhiệt độ trong chuồng úm để đảm bảo được rằng chuồng úm không quá nóng hoặc quá lạnh. Một số biểu hiện trong chuồng úm như:
- Gà tản ra xa bóng đèn, há mỏ, giảm ăn, uống nhiều nước => chuồng úm quá nóng
- Gà chỉ tập trung vào một vị trí xung quanh bóng đèn => chuồng quá lạnh
- Gà đi lại ở tất cả các khu vực trong chuồng úm => nhiệt độ chuẩn
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ nhanh lớn, khỏe mạnh
Gà mới xuống ổ có sức đề kháng kém và khả năng chịu lạnh, đói cũng rất kém. Nhưng cách chăm sóc gà con khi mới xuống ổ cũng không quá cầu kỳ. Quan trọng là 3 yếu tố phải được đáp ứng đầy đủ như: thức ăn, nước uống, phòng bệnh. Có như vậy thì gà con mới nhanh lớn, có lực để chống chọi lại một số bệnh vặt thông thường.
Bài đọc thêm: Kinh nghiệm và lịch tiêm phòng cho gà
Nước uống cung cấp cho gà con
Nước uống là yếu tố đầu tiên phải làm khi gà mới xuống ổ. Do vậy cần phải sạch không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay bị bụi bẩn. Bởi như vậy sẽ dễ khiến cho gà bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột.
Gà sau khi mới xuống ổ sẽ được cho uống nước ngay với thành phần có trong nước bao gồm có: 5g glucozo + 1g vitamin C/ 1 lít nước. Mục đích của việc pha trộn này là làm tăng sức đề kháng cho gà con.
Thức ăn cho gà mới xuống ổ
Ở giai đoạn này thì lượng thức ăn chủ yếu là sử dụng cám công nghiệp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà con. Sau khi gà mổ vỏ, sẽ được cho uống nước. 2 giờ sau gà sẽ bắt đầu tập ăn. Lúc này nên cho gà ăn tự do, mỗi lần một chút thức ăn để tránh thức ăn bị rơi vãi mà còn giúp đảm bảo độ thơm ngon, kích thích gà ăn nhiều hơn.
Nếu không sử dụng thức ăn tổng hợp cho gà mới xuống ổ. Thì có thể thay thế bởi gạo, vừng, bột cá, bột vỏ sò hay dầu đậu tương…Nên để riêng thức ăn của gà mẹ và gà con và để gà có thể ăn bất cứ lúc nào. Sau 3 tuần có thể cho gà ra ngoài tự do đi lại kiếm ăn thêm. Thay vì chỉ ăn bữa chính như bình thường.
Lưu ý trong cách chăm sóc gà con mới xuống ổ: khi muốn thay đổi thức ăn cho gà thì phải làm tuần tự theo các bước sau đây
Liều lượng thức ăn cho gà mới nở
- Ngày thứ nhất: 75% thức ăn cũ & 25% thức ăn mới
- Ngày thứ hai: 50% thức ăn cũ & 50% thức ăn mới
- Ngày thứ ba: 25% thức ăn cũ & 75% thức ăn mới
- Ngày thứ tư: 100% thức ăn mới
Cách phòng bệnh cho gà con
Sức đề kháng của gà con lúc này còn khá yếu nên dễ bị nhiễm các bệnh như viêm rốn, E.coli. Vì vậy, sau khi gà mới xuống ổ. Thì nên sử dụng các loại kháng sinh phòng bệnh E.coli, thương hàn, viêm rốn. Kết hợp với một số vitamin như A, D, E và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng.
Nếu gà xuất hiện tình trạng hở rốn thì nên sử dụng cồn 0.5% hoặc xanh metylen 1% để hạn chế các vi khuẩn hại xâm nhập vết hở làm chết gà.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật quá cao. Nhưng các quy tắc liên quan đến úm gà và chăm sóc gà mới xuống ổ đều phải đảm bảo được thực hiện tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người chăn nuôi gà thành công và ít bệnh hơn.
Xem thêm: Gà bị sưng khớp chân – nguyên nhân và cách điều trị