Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn được gọi là bệnh sốt rét ở gà. Xảy ra trên khắp thế giới và tập chung nhiều ở khu vực châu Á, đặc biệt là các nước trồng lúa nước. Bệnh phát sinh chủ yếu vào mùa nóng ẩm khi các vật thể trung gian như ruồi, muỗi, bọ mạt phát triển mạnh. Ở tại Việt Nam, bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đã được phát hiện nhiều ở các khu vực chăn nuôi thả đồi như thả vườn như: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Bình Định, Bến Tre…Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, điều trị bệnh như thể nào? Mức độ nguy hiểm của bệnh này ra sao?
Nội Dung
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có nguy hiểm không?
Có thể nói bệnh ký sinh trùng đường máu được đánh giá là rất nguy hiểm. Gây ra các thiệt hại nặng nề không kém gì đối với một số bệnh truyền nhiễm khác. Để khẳng định điều này thì đến từ hai lý do sau đây:
Bệnh ký sinh trùng đường máu rất khó bị tiêu diệt do không kiểm soát được các vật chủ trung gian. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam càng khiến cho vật trung gian sinh sôi và phát triển nhanh đến chóng mặt
Mức độ thiệt hại như thế nào?
Gà mắc bệnh để lại thiệt hại trước mắt mà còn có thể để lại hậu quả về sau như tăng trọng giảm, thiếu máu, miễn dịch kém, giảm đẻ (giảm từ 75% xuống còn 25%) hoặc bội nhiễm sang các bệnh nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon, có kích thước nhỏ gây ra. Đơn bào ký sinh sẽ dần được phân chia thành hợp tử, tiếp sau đó sẽ di chuyển dần lên tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn, bọ mạt…
Khi truyền bệnh vào cơ thể gà ký sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà gây chứng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, sức khỏe suy nhược, gia súc chửa có thể bị sảy thai. Sau đó sẽ dần xâm nhập sang các cơ quan trong nội tạng khác như gan thận gây biến dạng và xuất huyết.
Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh được chia thành 2 thể cấp tính, mạn tính, mỗi thể lại có những triệu chứng khác nhau. Và tỷ lệ chết cũng rất khác nhau. Cụ thể như sau:
Thể cấp tính
- Thường xảy ra trên gà 35 ngày tuổi vào mùa mưa là chủ yếu
- Thời gian ủ bệnh ở thể cấp tính thường từ 7 – 12 ngày
- Gà kém ăn, bỏ ăn, người ủ rũ
- Gà sốt cao, mào tích nhợt nhạt
- Miệng chảy dịch nhờn
- Tiêu chảy kéo dài, phân có màu xanh lá
- Đến ngày 13, 14 thì bắt đầu xuất hiện gà chết vào ban đêm với biểu hiện ộc máu ở miệng, mũi mào thâm đen
- Thể cấp tính có tỷ lệ chết lên đến 70%
Thể mạn tính
- Thường xảy ra ở gà trường thành và gà mái đẻ
- Gà có biểu hiện chậm lớn, thiếu máu
- Niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm tím
- Phân loãng có màu xanh
- Gà giảm đẻ
- Gà có biểu hiện liệt chân
- Tỷ lệ chết khoảng 5-20%
Bài đọc thêm: Gà bị sưng khớp chân – nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh tích
Thể cấp tính
- Những vùng da mỏng không có lồng xuất hiện nhiều vết đốt côn trùng
- Các cơ quan nội tạng bị tụ huyết
- Lách sưng to gấp 2 lần bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử
- Máu loãng không đông
- Dạ dày tuyến bị xuất huyết, phổi ứ máu
- Ruột chứa phân màu xanh lá cây
Thể mạn tính
Ở thể mạn tính khi mổ khám thấy xuất hiện nhiều nang bào ký sinh màu trắng giống như những hạt gạo nằm rải rác ở vùng cơ cổ, cơ ngực.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Chuẩn đoán bệnh dựa theo 3 đặc điểm như sau:
Dựa vào đặc điểm của bệnh
Đặc điểm dịch tễ học: xảy ra theo đặc điểm khí hậu vùng miền. Tập trung vào mùa xuân, hè.
Độ tuổi mắc bệnh: thường mắc bệnh ử gà 35 ngày tuổi trở nên, gà đẻ không rõ nguyên nhân
Bệnh tích: Gà chết thường ộc máu ở miệng mũi, máu không đông, phân xanh
Dựa vào kết quả điều trị: Dùng thuốc kháng sinh mà không hiệu quả
Chuẩn đoán bằng cách phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác
Giống bệnh cúm A H5N1: Cùng xuất huyết dưới da
Giống bệnh Newcastle: Xuất huyết ở dạ dày tuyến
Giống bệnh Cầu trùng: đi ngoài phân tươi, xuất huyết ruột non, manh tràng
Giống bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: cũng xuất huyết và teo buồng trứng
Giống bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: xuất huyết và teo buồng trứng
Giống bệnh thiếu chất dinh dưỡng, thiết khoáng: gà bị khô chân, mào nhợt nhạt
Chuẩn đoán bệnh trong phòng thí nghiệm
Lấy máu của gà bệnh nhuộm và soi trên kính hiển vi sẽ thấy ký sinh trùng có dạng hình thoi
Cách phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Phòng bệnh
- Không xây dựng chuồng trại ở những nơi ngập nước
- Phát quang bụi rậm xung quanh khu vực chuồng nuôi
- Vệ sinh chuồng trị và phun thuốc diệt côn trùng theo định kỳ
- Bổ sung chất điện giải, vitamin, thuốc bổ gan và men tiêu hóa cho gà tăng sức đề kháng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Điều trị
Sử dụng thuốc trị ký sinh trùng chi gà theo phác đồ điều trị như sau:
Dùng thuốc có thành phần Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecocin với liều dùng 1g/ 2 lít nước uống liên tục trong 5-7 ngày. Ngoài ra cho uống thêm Vitamin A, K3 để trợ sức cho gà
Trong suốt quá trình điều trị nên dọn dẹp chuồng trại thường xuyên để tránh bệnh trở nên nặng và lây lan nhanh hơn.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà luôn để lại những thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Hơn nữa lại có mức độ lây lan và rất khó kiểm soát. Vì thế, nên cho những chiến dịch phòng bệnh theo định kỳ để hạn chế một cách tối đa cơ hội cho bệnh bùng phát. Ngoài ra, thực hiện cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu còn có thể phòng một số bệnh truyền nhiễm khác do các vật thể trung gian gây ra vô cùng hiệu quả.
Xem thêm: Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đạt hiệu quả cao