Bệnh Eds trên gà là một trong những hội chứng truyền nhiễm trên gà mái tác động trực tiếp đến sản lượng trứng của gà. Làm xuất hiện tình trạng giảm đẻ cực nhanh, chất lượng trứng không ổn định,vỏ canxi mỏng, thậm chí là làm mất màu vỏ trứng. Làm thế nào để phòng tránh bệnh eds xảy ra trên gà mái? Triệu chứng chuẩn đoán bệnh ra sao thì ngay dưới đây “nuôi gà đá” sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này chi tiết nhất.
Nội Dung
Con đường lây lan của bệnh Eds trên gà mái
Bệnh EDS là loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Adenovirus thuộc dòng BC 14, virus 127 gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn từ 26 -36 tuần tuổi qua nhiều con đường lây lan khác nhau, ví dụ như:
Lây truyền dọc: từ gà bố mẹ sang đàn gà con qua trứng nhiễm bệnh (đặc điểm là trứng có hình dạng bất thường)
Lây truyền ngang: Lây từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hay các phương tiện vận chuyển, chất thải gà nhiễm bệnh…
Triệu chứng của bệnh Eds ở gà
Thông thường gà sẽ ủ bệnh và phát bệnh trong khoảng 612 tuần với các triệu chứng bộc phát như:
- Gà giảm đẻ đột ngột từ 20%, 40% thậm chí là 50% so với lượng trứng ban đầu
- Trứng gà có hình dạng bất thường, hình dạng nhăn nheo, méo mó không đồng đều
- Lòng trắng trứng loãng
- Tỷ lệ ấp nở gà con giảm
- Gà mái mắc EDS không có biểu hiện đặc biệt, có trường hợp tiêu chảy nhất thời và có thể là giảm ăn.
Bệnh tích
- Buồng trứng, ống dẫn trứng bị teo nhỏ
- Tử cung bị viêm, phù thũng
- Trứng non không phát triển
Đọc thêm: Bệnh nấm họng ở gà chọi – Nguyên nhân và cách chữa trị
Cách phòng và điều trị bệnh Eds của gà
Với bệnh Eds trên gà thì nên thực hiện cách phòng bệnh trước khi bệnh phát sinh trên cơ thể gà mái. Bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, giảm đẻ khi đang trong thời gian đẻ trứng, ảnh hưởng đến kinh tế cho người chăn nuôi.
Cách phòng bệnh Eds
Để phòng bệnh Eds xảy ra trên gà mái cần sát trùng khu vực chuồng trại chăn nuôi theo định kỳ bằng IOGUARD BESTAQUAM liều 2-4ml/1 lít nước. Phun trực tiếp vào các khu chăn nuôi gà, tuần 1 – 2 lần. Đồng thời kết hợp với Ultraxide liều 4-6ml/ 1 lít nước phun định kỳ 2-3 lần/ tháng
Thứ hai, sử dụng vacxin phòng bệnh EDS (lần 1) ở tuần 15, 16 tiêm da hoặc bắp đều được
Thứ ba, bổ sung một số loại thực phẩm để tăng sức đề kháng cho gà như:
- Dùng Amilyte hoặc unisol 500 hoặc Vitrolyte pha nước uống giúp tăng lực cho gà. Đồng thời bổ sung vitamin và điện giải cho gà
- Dùng Soramin hoặc Livercin liểu 1-2ml/lít nước uống để giải độc và tăng cường chức năng gan, thận
- Dùng Zymepro liều 1g/1 lít nước uống hoặc Perfectzyme liều 100g/ 50kg thức ăn để bổ sung men giúp tiêu hóa
Phương pháp điều trị bệnh Eds cho gà
Cách tốt nhất để trị bệnh là sử dụng thuốc kháng sinh điều trị triệt để bệnh. Một số loại thuốc tham gia vào quá trình điều trị là:
- Thuốc Moxcolis liều 1g/2 lít nước tương đương với 1g/10kg thể trọng gà dùng liên tục trong 5 ngày
- Hoặc Ndoxycline 150 liều 10mg/ 10kg thể trọng gà dùng trong 5 ngày
- Hoặc Amoxy 50 liều 1g/ 5 lít nước, tương đương 1g/25 kg thể trọng gà dùng liên tục trong 5 ngày
Bên cạnh đó trong quá trình điều trị bệnh Eds trên gà cần kết hợp với việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và bổ sung một số loại thực phẩm bổ trợ như ở trên phần phòng bệnh. Điều này vừa làm tăng sức khỏe, tăng hiệu quả cho quá trình điều trị mà không khiến gà bị còi cọc, chậm lớn khi kết thúc lộ trình điều trị.
Thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh eds trên gà đã được trình bày ở trên. Hy vọng sẽ giúp cho bà con nông dân biết cách phòng và điều trị bệnh đúng cách, giảm thiểu thiệt hại kinh tế trên đàn gà mái cũng như là chất lượng trứng, tỷ lệ nở gà con.
Xem thêm: Mẹo chữa gà bị ốm trong – tụt lực hồi phục 100%