Không ít các sư kê mới vào nghề thấy bối rối khi gặp tình trạng gà chiến của mình cứ ra sân là bỏ chạy hoặc nhút nhát không dám đá. Do đó một số sư kê đã tìm đến các loại thuốc cho gà đá để khắc phục tình trạng nói trên. Thế nhưng, liệu phương pháp này có thực sự là hiệu quả và không ảnh hưởng đến chiến kê hay không? Và nguyên nhân từ đâu khiến gà không chịu ra đòn, chỉ biết bỏ chạy? Thì ngay bài viết dưới đây Nuôi Gà Đá sẽ giải đáp từ A-Z cho các sư kê, đặc biệt là các sư kê mới vào nghề.
Nội Dung
1. Nguyên nhân khiến gà nhút nhát, không chịu đá
Khi ra sân thi đấu, ai cũng đều mong chiến kê của mình thật sung sức và máu chiến nhất để đánh bại đối thủ. Tuy nhiên, có nhiều chú gà bình thường thì rất hăng máu nhưng ra sân lại thay đổi bản tính, gặp gà chọi khác là chạy bay biến làm không ít sư kê phải đau đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chính yếu nhất phải kể đến những lý do sau:
Nuôi nhốt gà non với gà trưởng thành
Trong quá trình nuôi gà chọi, nhiều người thường không để ý mà nuôi nhốt những con gà còn non với những con gà chọi lớn khác. Điều này sẽ dễ phát sinh ma cũ bắt nạt ma mới, qua thời gian dài chúng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý mà sinh ra nhút nhát, sợ sệt. Vì vậy, để cho gà bạo dạn hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, người nuôi nên tách riêng gà chọi, mỗi con một lồng là cách chăm sóc tốt nhất.
Gà chọi đang bị bệnh hoặc bị dính đòn đau
Gà đang bị ốm hoặc bị thương bất ngờ khi đấu cũng là những nguyên nhân điển hình khiến gà dễ bỏ cuộc trong các trận chiến. Khi gà bị bệnh chúng sẽ trở nên rất mệt mỏi, xù lông, mũi chảy nước, da cổ bị mềm, mắt kém tinh anh..Các sư kê phải theo dõi và quan sát tình trạng của chúng để điều trị kịp thời. Tuyệt đối không ép gà đá quá sức. Riêng với trường hợp gà bị dính đòn đau, thần kinh của chúng sẽ không còn kiểm soát được hành vi, từ đó hành động theo bản năng là “cao chạy xa bay”.
Gà chưa đủ tuổi và nhát người
Thông thường gà chọi thường nhanh lớn và có thân hình vạm vỡ hơn những loại gà thường. Vì thế, người nuôi rất dễ nhầm lẫn rằng chúng đã trưởng thành để sẵn sàng so tài trên các sới gà. Thế nhưng, khi mang gà chọi chưa đủ tuổi đi thi đấu, vì còn non nớt kinh nghiệm lẫn việc có thể thường xuyên nuôi nhốt nên chúng trở nên nhát người. Khi ở giữa những âm thanh reo hò xung quanh, gà sẽ dễ bị phân tâm, sợ hãi và không tự tin để có thể chiến đấu với những con gà khác.
Tìm hiểu thêm: Giống gà Kelso
2. Có nên dùng thuốc cho gà đá không chạy?
Gà chọi là thị trường béo bở để các tay buôn tận dụng để kinh doanh. Có nhiều loại thuốc đá gà được quảng cáo rầm rộ với công dụng giúp gà đá không chạy, sung mãn và không hề run sợ trước bất kỳ đối thủ nào. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về loại thuốc này và biết được sự thật đằng sau thì chắc chắn không bao giờ bạn sẽ động tới chúng dù chỉ 1 giọt.
Thuốc chích gà đá không chạy đa phần chứa các loại chất kích thích thần kinh mạnh. Chúng sẽ làm gà mất đi cảm giác đau đớn mà chiến đấu không ngừng nghỉ. Kể cả khi bị rách da thịt hoặc bị thương nguy hiểm tới tính mạng chúng vẫn rất hăng máu và không hề có ý định bỏ chạy. Bởi những tác hại khôn lường tới sức khoẻ của gà và thậm chí còn có nguy cơ mất đi gà chiến, người nuôi phải thật tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này lên gà.
Bên cạnh đó, thị trường bán rất nhiều loại thuốc cho gà đá với giá thành rất cao nhưng nguồn gốc xuất xứ lại không đảm bảo. Hơn hết, nhiều thuốc được quảng cáo là chế xuất theo bí quyết gia truyền hoặc không có bao bì, nhãn mác. Điều này rất đáng lo ngại, sử dụng thuốc vừa không tốt cho gà mà còn có thể bị lừa đảo với số tiền không hề nhỏ.
3.Bí kíp giúp gà đá không chạy trở nên hiếu chiến
Để gà chọi có được sự can đảm, dũng mãnh đồng thời sở hữu một sức khỏe dẻo dai, thể lực tốt thì thay vì nghĩ tới việc dùng thuốc, người nuôi có thể áp dụng những bí kíp sau đây trong quá trình chăm sóc gà chọi:
Thường xuyên luyện tập các bài vần đòn
Để gà có thể sẵn sàng bước vào sới đấu thì đòi hỏi người nuôi phải có quá trình chăm sóc và luyện tập kỹ càng chứ không phải chỉ cần phụ thuộc vào các loại thuốc cho gà đá. Có thể áp dụng các bài tập vần đòn, vần hơi để gà tăng thể lực. Ngoài ra, nên cho gà chạy bộ quanh vườn và luyện tập cho chúng đối đầu với những con gà có cùng cân nặng thể trạng để làm quen dần với việc thi đấu.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng trong gà chọi là cực kỳ quan trọng. Bạn phải thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp gà tăng cường sức khỏe, đồng thời kết hợp cùng các bài luyện tập mỗi ngày thì gà sẽ đạt được tối đa về thể lực và độ sung mãn. Các loại thức ăn chính mà sư kê phải có trong chế độ nuôi gà đá bao gồm:
- Thóc, lúa, gạo: Giúp gà chắc khỏe, tăng cường cơ bắp
- Rau xanh: Giúp bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho gà.
- Thịt bò: Thỉnh thoảng cho gà ăn thêm thịt bò sẽ giúp gà chọi bổ máu và tăng độ sung mãn hơn
- Các loại lươn, trạch nhỏ: Gà ăn sẽ giúp chắc xương và tăng sức bền
- Các loại vitamin cần thiết mà người nuôi nên bổ sung: B1, B12, A, K, C
Nuôi nhốt với con mái
Nhiều sư kê có kinh nghiệm đã chia sẻ rằng các loại thuốc cho gà đá có thể có tác dụng ngay lập tức hoặc không.Nhưng cách tốt nhất để khắc phục tình trạng gà chọi không chịu đá đơn giản nhất là cho chúng sống chung với những con gà mái khác một thời gian, tách riêng con trống ra nơi khác. Trong khi ở chung với mái, để chúng đúc mái từ 1-2 lần để có thể lấy lại được sự sung mãn, bạo dạn. Sau quá trình này, gà chọi của bạn sẽ trở nên nhanh nhẹn và đỡ nhát hơn rất nhiều.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề có nên sử dụng thuốc cho gà đá không chạy đang được nhiều sư kê quan tâm. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong quá trình tôi luyện gà chiến nhé.
Xem thêm: Cách làm nước cho gà chọi “trước – trong – sau” khi thi đấu