Hiện nay bên cạnh việc nuôi gà chọi để đá thì mô hình nuôi gà chọi lấy thịt thay thế cho các giống gà ta hay gà công nghiệp ngành càng được người chăn nuôi áp dụng. Lý do cũng bởi mô hình nuôi gà chọi thịt thực hiện không quá khó,gà ít bệnh, mà lại mang lại giá trị kinh tế rất cao. Để hiểu rõ thêm về mô hình cùng chỉ ra những ưu điểm của giống gà chọi và đưa ra mô hình nuôi gà hiệu quả cao nhất.
Nội Dung
Đặc tính ưu việt của giống gà chọi
Gà chọi có đặc điểm sinh học thường rất khỏe và hiếu chiến. Ngoại hình bên ngoài gà chọi thường có chân và cổ cao, người dài, mào đỏ và có cựa rất sắc. Gà chọi thường ít lông màu đen hoặc màu mận, chủ yếu ở phần đuôi. Nhìn bề ngoài gà có thân hình thon gọn nhưng thịt rất chắc và nặng cân.
Đặc biệt, gà chọi có sức đề kháng tốt chống chịu lại bệnh tât, hạn chế được các bệnh thông thường và tránh được tối đa việc gây thiệt hại khi bệnh dịch bùng nổ.
Tuy nhiên trước khi bắt đầu với mô hình nuôi gà chọi thì cần lưu ý đến đặc tính sinh học của gà chọi. Gà chọi là giống rất kén chỗ nuôi, vì thế nên chọn các địa điểm có điều kiện thuận lợi như Hà Tây, Hà Nội, Huế, Sài Gòn hay một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ mới nuôi được.
Quy trình xây dựng mô hình nuôi gà chọi lấy thịt
Mô hình nuôi gà chọi để đạt được thành công thì người chăn nuôi cần phải trang bị và thực hiện đúng phương pháp cũng như kỹ thuật nuôi. Muốn một mô hình đạt năng suất cao, ít tốn kém và không mất quá nhiều công sức chăm sóc thì các chủ nuôi gà chọi cần phải chú ý đến các yếu tố sau:
Chọn giống gà
Được coi là một trong những khâu quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và giá trị kinh tế của đàn gà sau này. Vì vậy nên chọn giống gà chọi đáp ứng được yêu cầu như:
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Chọn gà con có bố mẹ khỏe, giống to và ít bệnh
- Chọn gà con nhanh nhẹn không có dị tật hay mắt lim dim, lạc đàn
- Có thể chọn gà chọi thuần hoặc gà chọi lại Đông Cảo để tăng trọng lượng của gà.
Chuẩn bị chuồng gà tiêu chuẩn
Chuồng gà là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng tự nhiên của gà chọi. Một hệ thống chuồng trại tiêu chuẩn phải đáp ứng được yêu cầu thông thoáng, mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra, cần đáp ứng các yếu tố như:
- Diện tích chuồng tỷ lệ với số lượng gà
- Chuồng trại nên trang bị hệ thống đèn điện, máng ăn, máng uống tiêu chuẩn
- Nên xây dựng chuồng ở khu đất cao, thoát nước tốt để không bị ngập lụt
- Kiểm tra chuồng gà thường xuyên để tránh bị dột, gây ẩm ướt làm môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Thức ăn cho gà
Nên chia thành 3 giai đoạn để chọn thức ăn cho gà để thịt gà không bị bở mà dai, chắc, thơm ngon hơn.
Giai đoạn 1: Khi gà còn nhỏ nên cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp để cho gà nhanh lớn
Giai đoạn 2: Gà được khoảng 2 tháng tuổi thì giảm bớt lượng cám công nghiệp. Mà cho ăn kèm với rau xanh, cám gạo, ngô
Giai đoạn 3: Gà được 3 – 3.5 tháng tuổi thì cho ăn cám gạo trộn với ngô, cơm, rau xanh và cám công nghiệp dạng đậm đặc (lượng nhỏ) hoặc trộn cơm cũng cái bỗng rượu, rau xanh, cám đậm đặc cho gà ăn.
Làm như vậy sẽ giúp cho gà thịt chắc, thơm và ít mỡ hơn gà ăn công nghiệp hoàn toàn. Đồng thời trong giai đoạn 2, 3 thức ăn của gà nên trộn thêm ít tỏi giã nhuyễn để tăng sức đề kháng cho gà được tốt hơn.
Phòng bệnh theo định kỳ
- Dọn dẹp chuồng trại, đệm lót chuồng theo định kỳ
- Làm sạch máng ăn, máng uống cho gà
- Phun thuốc khử trùng, tiêu độc thường xuyên
- Tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng, phòng ngừa bệnh dịch
- Cung cấp đầy đủ vitamin, điện giải vào nước uống cho gà
Mô hình nuôi gà chọi lấy thịt đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi. Không những vậy lại ít bệnh dịch hơn so với các giống gà thông thường. Nếu bạn thuộc vào địa điểm phù hợp để nuôi gà chọi thì hãy thử ngay với giống gà này để nâng cao giá trị chăn nuôi.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng – bí kíp làm giàu cho người nông dân