Kỹ thuật nuôi gà thả vườn hiện nay được áp dụng rất rộng rãi ở Việt Nam mang lại giá trị kinh tế tương đối lớn. Nuôi gà thả vườn không khó nhưng nuôi như thế nào để hiệu quả, để đạt năng suất cao mới là điều quan trọng. Vì thế, để góp phần vào quá trình chăn nuôi thành công của bà con. Dưới đây, nuôi gà đá sẽ giới thiệu một số bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn ở hai phương diện nuôi gà còn và gà đẻ trứng hiệu quả.
Nội Dung
Kỹ thuật nuôi gà con thả vườn
Sau khi trải qua giai đoạn nuôi úm gà con thì sau 1 tháng có thể thả gà ra để nuôi ở môi trường ngoài. Nhưng để gà ít bị nhiễm bệnh cũng như phát triển nhanh chóng thì các điều kiện về thức ăn, nước uống cũng phải được đảm bảo là tốt nhất.
Thức ăn cho gà con
Thức ăn của gà sẽ được thay đổi từ cám công nghiệp chuyển dần thóc, lúa đối với gà chọi dùng để đá. Hoặc từ cám viên chuyển sang cám dạng đậm đặc trộn lẫn với cám để tăng trọng lượng. Cho gà ăn theo các bước như sau:
- Ngày đầu tiên úm gà chỉ cho uống nước, sau cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn
- Sau đó, cho gà tập ăn cám công nghiệp và ăn thành nhiều bữa
- Sau úm thì cho ăn thêm rau xanh, giun nhỏ để bổ sung lượng đạm dồi dào
- Cho uống thêm một số vitamin A, C và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng
Vật nuôi thả vườn khá nhạy cảm với môi trường và dễ bị tác động bởi các vi khuẩn tự nhiên. Do đó để phòng bệnh cho gà ngay từ khi còn nhỏ thì không nên cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa. Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống cho sạch sẽ
Bài đọc thêm: Kỹ thuật úm gà con từ 1 – 28 ngày tuổi
Phòng bệnh cho gà
Gà con có sức đề kháng rất kém nên ngoài việc bổ sung các loại vitamin cần thiết thì cùng nên phòng bệnh bằng các loại vacxin ở 2 loại bệnh thường gặp nhất:
-
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol
- Bệnh hô hấp: Tylosin, Tiamulin
Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn
Đối với gà đẻ trứng thả vườn thì cần chú ý đến các yếu tố như chọn gà mái đẻ, chuồng nuôi và thức ăn cho gà đẻ. Đó cũng là những yếu tố bắt buộc phải có khi áp dụng kỹ thuật nuôi gà thả vườn để lấy trứng.
1. Chọn mái đẻ
- Chọn mái con của mái mẹ đẻ tốt, không mắc bệnh
- Chọn con mái chân cao vừa phải, đầu thanh, mắt sáng, mọc lông sớm
- Khoảng cách giữa xương lườn và xương chậu để lọt bàn tay, bụng mềm, lỗ huyệt mọng, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng.
2. Chuồng nuôi
- Chuồng phải cao ráo, thoáng mát, có hệ thống lót ổ đẻ cách sàn khoảng 1 m. Được lót bằng rơm hoặc lá khô.
- Nhiệt độ trong chuồng để là 20 – 25oC, độ ẩm là 70 – 75oC
- Diện tích chuồng để có mật độ từ 4 – 6 con/m2
3. Thức ăn cho gà đẻ
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn để lấy trứng thì phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn. Chất dinh dưỡng để tạo trứng. Đóng vai trò quan trọng nhất là lượng tinh bột, chất đạm và các vitamin. Ngoài ra, hãy để gà tự do kiếm ăn kết hợp với quan sát để gà có lượng thức ăn cho phù hợp. Đồng thời, nếu muốn gà để nhiều trứng thì cũng nên áp dụng một số phương pháp như:
- Cho gà phơi nắng từ 12 – 14 giờ liên tục trong 3 tuần để kích thích hocmon giúp gà đẻ nhiều hơn.
- Cho gà ăn 2 lần/ ngày sáng 40% lượng thức ăn. Chiều là 60% tránh việc gà quá béo hoặc quá gầy ảnh hưởng đến quá trình đẻ
- Nếu thấy trứng mỏng hoặc xảy ra tình trạng đẻ non thì nên bổ sung thêm canxi để đảm bảo chất lượng của trứng.
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn đạt năng suất cao luôn đi kèm với chế độ dinh dưỡng và quy trình phòng bệnh tốt nhất. Trên đây bài viết đã chia sẻ kỹ thuật nuôi gà con và gà đẻ trứng. Hy vọng sẽ giúp bà con đạt được năng suất cao nhất trong quá trình chăn nuôi.