Các hình thức dùng gà tre đá cựa sắt ngày càng trở nên phổ biến hơn thay vì làm cảnh hay lấy thịt như trước đây. Với đặc điểm là có ngoại hình nhỏ nhắn, sở hữu một bộ lông mượt mà cùng một biệt tài đá cựa giúp hình thành nên loại hình đá gà tre có mặt trên khắp các đấu trường. Đá gà tre đòi hỏi rất kỹ về mặt tuyển chọn nòi giống, quy trình chăm sóc và huấn luyện. Nhưng mỗi vùng miền lại ưa thích những giống gà tre khác nhau. Hãy cùng bắt đầu tổng hợp những dòng gà tre đá cựa hay, đẹp và chia sẻ cách nuôi gà tre đá cựa sắt hiệu quả nhất.
Nội Dung
Các giống gà tre đá cựa hay và đẹp ở Việt Nam
1. Gà tre Tân Châu
Gà tre Tân Châu – dòng gà có xuất xứ từ tỉnh An Giang. Là loại gà được lai từ giống gà rừng với dòng gà cảnh Nhật Bản. Với đặc điểm nổi bật là sở hữu một bộ lông dày, mịn màng và rất bóng che kín toàn thân. Lông cổ mềm, mịn, dày và dại có khả năng che kín từ dưới tai xuống đến giữa lưng. Lông thân mềm ôm sát lấy thân và gần như là không để hở mình
Giống gà tre Tân Châu chỉ nổi bật ở gà trống còn gà mái thì không để lại ấn tượng quá lớn cho người chơi gà.
2. Gà tre Mỹ
Gà tre Mỹ – giống gà được du nhập từ nước ngoài cũng rất được ưa chuộng. Do có hình dáng thon gọn cùng một bộ lông màu sắc sặc sỡ tạo nên điểm hoàn toàn khác biệt so với những giống gà tre khác.
Do được lai tạo từ các giống gà hung hăng, máu chiến khác nên gà tre Mỹ có khả năng đá cực hay. Đi kèm là khả năng đá vô cùng thông minh và cách xài cựa tròn vô cùng chính xác cũng tốc độ ra đòn chớp nhoáng tạo nên sự kịch tính trong các trận đấu.
3. Gà tre Serama
Gà tre Serama thì thường dùng để làm cảnh nhiều hơn là việc tham gia vào các trận đá gà tre cựa sắt. Do kích thước và khối lượng của nó được coi là nhỏ nhất trên thế giới. Hình dáng của giống gà Serama được ví như một công trình nghệ thuật. Một dáng đứng giàu sang phú quý với bộ ngực nhô ra hết cỡ về phía trước, dáng đứng thẳng, cánh chạm đất, che phủ gần hết chân. Bộ lông đuôi thẳng đứng gần chạm mồng.
Bài đọc thêm: Gà chọi Nhật Bản – huyền thoại ẩn danh của xứ Phù Tang
Cách nuôi gà tre đá cựa sắt
Giống gà tre đá cựa hay và đẹp mà còn được chia sẻ thêm cách nuôi nữa thì phải gọi là vẹn cả đôi đường. Trong cách nuôi gà tre thì vẫn chú ý đến thức ăn, nước uống, nơi ở là chủ yếu.
Chuồng nuôi gà đá cựa sắt
Chuồng nuôi phải đảm bảo mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Máng ăn, uống phải được phân bố đều vừa đỡ tránh gà tranh nhau, vừa tráng được thức ăn rơi vãi. Trong khoảng 3 -4 tuần thì nên khử trùng một lần để tránh vi khuẩn ẩn trong đệm lót, nước ứ đọng gây bệnh cho gà.
Thức ăn và nước uống cho gà tre đá cựa
Thức ăn của gà tre thường bao gồm:
- Thóc, lúa, thỉnh thoảng bổ sung thêm gạo lức vào bữa ăn cho gà
- Rau xanh: muống, xà lách, giá đỗ
- Mồi: bổ sung thêm giun, dế, thịt bò, sâu vào khẩu phần ăn
- Phụ gia: Trộn tỏi vào thức ăn để gà tiêu hóa tốt hơn
- Bổ sung thêm B1 và các loại vitamin A, C, K, điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng.
Nước uống của gà phải là nước sạch, đảm bảo không có cát bụi và không bị nhiễm khuẩn. Nếu phát hiện nước bẩn phải thay ngay để tránh gây bệnh cho gà. Có thể bổ sung điện giải hoặc glucozo pha vào nước cho gà uống mỗi ngày đều được.
Trên đây bài viết đã chia sẻ 3 dòng gà tre đá cựa được yêu thích nhất. Và cách nuôi gà tre hiệu quả, nhanh lớn, ít bệnh. Hy vọng rằng mọi người sẽ sớm tìm ra một giống gà thỏa mãn được các yêu cầu như mong muốn.
Xem thêm: Cách chữa gà chọi bị đi ngoài khỏi 100% trong thời gian ngắn