Gà chọi nòi là giống gà truyền thống xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam. Với đặc tính dùng sức mạnh, thế đòn, lối đá để chiến đấu với đối phương. Do vậy, thể lực của gà nòi là vô cùng tốt. Hiện nay, dù có nhiều dòng gà khác du nhập vào nước ta nhưng gà nòi vẫn rất được ưa chuộng. Thường xuất hiện trong các trận đá gà vào dịp lễ, tết. Dưới đây bài viết sẻ kể đến những đặc điểm chung của giống gà nòi và những đặc tính riêng của gà nòi tại Việt Nam.
Nội Dung
Đặc điểm chung của gà chọi nòi
Gà nòi là gì? Gà chọi nòi hay còn được gọi là gà đòn là cách dùng quản và chân để đánh đòn. Gà nòi phổ biến nhất ở miền Bắc và miền Trung. Còn miền Nam chủ yếu là gà cựa. Một số đặc điểm chung của gà nòi thường xét đến các bộ phận như:
Gà không cựa
Gà chọi nòi được ví như loại gà không cựa bởi cựa gà đòn có gốc to mọc khá lâu và không dài. Cựa mới mọc chỉ nhú lên như hạt bắp. Do chủ yếu dùng quản và bàn chân để tấn công vào đối phương nên cựa gà đòn thường bị cưa bớt hoặc mài nhẵn. Một số người chơi gà đòn thường bấm cựa khi mới nhú để cựa bị tầy đầu và không nhú ra được nữa nên thường được gọi là gà không mọc cựa.
Đầu, diện mạo bên ngoài của gà nòi đòn
Đầu gà nòi thường lớn hơn so với gà bình thường, đỉnh đầu lớn bản và bằng. Mặt gà rộng có xương gò má nhô cao. Do gà chọi nòi được chăm sóc đặc biệt và gần với người nên diện mạo trên khuôn mặt của gà chọi nòi luôn tỏ rõ được sự tự tin. Nếu xuất hiện người lạ gà sẽ nghiêng mặt, trố mắt để theo dõi. Nếu gặp con gà khác lộ rõ vẻ sát khí thông qua đôi mắt.
Chân và vảy
Chân gà chọi nòi thường khô được bao bọc bởi hai hàng vảy lớn. Có thể thuộc vào giống chân vuông hoặc không. Và có một đường chỉ đất chạy dọc xuống chân. Ngoài ra, một số gà đòn khác có thể có ba hay bốn hàng vảy và được xếp vào hàng gà hiếm.
Kích thước quả và bộ da bên ngoài
Quản gà là gì? Chính là phần cần cổ gà nơi nối liền giữa đầu và mình. Do chủ yếu dùng quản để tấn công nên cổ gà nòi thường lớn và trông rất mạnh bạo. Xương cổ gà rất cứng, các khớp xương cổ liền mạch xếp đều đặn. Chiều dài của cổ tương xứng với chiều dài của cơ thể.
Da gà chọi nòi được các sư kê om bóp bằng rượu nghệ thường xuyên nên rất dày và có màu đỏ rực. Lớp da ở cổ được xếp lớp theo hình sóng gợn. Và nòi cũng phải được cắt tỉa lông thường xuyên để thuận tiện cho quá trình om bóp. Vừa tạo lực mạnh hơn khi đánh đòn bằng quản.
Đặc tính riêng của giống gà chọi nòi Việt Nam
Ngoài các đặc điểm chung như ở trên thì gà nòi Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt so với các giống gà đòn trên thế giới. Ví dụ như:
Đùi: Nở nang và dài hơn phần quản
Chân: tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác được ưa chuộng nhất
Đuôi: ngắn, lông cứng có hình cánh quạt để hỗ trợ trong việc bay nhảy để ra đòn.
Bộ lông: thưa ở phần đầu, cổ, đùi. Có nhiều màu khác nhau như: ô, điều, nhạn…
Tiếng gáy: gà chọi nòi Việt Nam không gáy nhiều như gà Thái, gà Tàu nhưng tiếng gáy rất trầm hùng và vang.
Kể tên các giống gà chọi thuần chủng nổi tiếng
Gà chọi nòi Việt Nam nổi tiếng nhất vẫn xuất hiện nhiều ở miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên và một số tỉnh của miền Bắc như Bắc Giang, Hà Nội…Và các dòng gà chọi nổi tiếng thường là dòng gà Xám, gà Ô là giống gà nòi hay, gà nòi đẹp. Và đã có những chiến kê thuộc vào dòng gà này trở thành những huyền thoại trong làng gà đòn Việt Nam.
Ngoài ra, đối với các giống gà chọi trên thế giới thì có các loại gà đá nổi tiếng như gà Peru, gà Asil, gà Shamo…Đều là những giống gà đá mới du nhập vào Việt Nam nhưng cũng rất được ưa chuộng.
Với ngoại hình đặc trưng thì gà chọi nòi rất dễ nhận biết, gần như khác hoàn toàn so với các dòng gà cựa. Nghệ thuật đá gà đòn cho đến hiện nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. Được coi là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Lưu ý, nhận biết được gà chọi nòi thì cần phải biết được cách chăm sóc kết hợp với luyện tập. Thì chiến kê mới có một phong độ tốt nhất trước khi ra trận.
Xem thêm: Đặc điểm giống gà Asil đẳng cấp nhất trong các loại gà