Mô hình nuôi gà đẻ trứng đang trở thành một trong những mô hình mũi nhọn của ngành chăn nuôi gà. Do vậy việc tìm hiểu chu kỳ đẻ trứng của gà là một điều cần thiết để tiện cho quá trình theo dõi, bảo quản và đảm bảo chất lượng trứng luôn là tốt nhất. Cùng bổ sung kiến thức chăn nuôi trong khía cạnh tìm hiểu về chu kỳ đẻ của gà ở ngay dưới đây
Nội Dung
1. Gà nuôi bao lâu thì bắt đầu đẻ trứng?
Đẻ trứng là kĩ năng cơ bản của loài gà, tùy theo từng giống gà mà chúng có số lượng trứng hoặc lứa gà đẻ khác nhau.
Đối với các giống gà có nguồn gốc từ Trung Quốc như gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, thời gian gà bắt đầu đẻ trứng từ 20-22 tuần kể từ thời điểm bắt đầu chăn nuôi.
Các giống gà công nghiệp như gà Legon, gà Goldline có khả năng đẻ trứng từ 20 tuần tuổi.
Với các giống gà ta như gà Ri , gà Đông Tảo, gà Hồ, thì chu kỳ đẻ trứng muộn hơn từ 24-28 tuần tuổi. Các loài gà này tuy có thân hình nhỏ nhưng lại rất mắn đẻ, số lượng trứng nhiều từ 12-15 quả một kì, ấp 18 ngày. Sau khi gà ấp thì bỏ con sau 1 tháng và đẻ tiếp đến kì ấp tiếp theo.
2. Tìm hiểu về chu kỳ đẻ trứng của gà
Chu kỳ đẻ trứng của gà là giai đoạn mà gà sinh sản. Gà sẽ đẻ liên tiếp trong một chu kỳ thời gian sau đó dừng để ấp. Chu kỳ này sẽ được lặp đi lặp lại từ 4 – 5 lần trong vòng đời của gà mái.
Thông thường, gà sẽ đẻ 2 – 3 trứng liên tục rồi nghỉ đẻ 1 – 2 ngày, sau đó chúng lại tiếp tục đẻ. Một chu kỳ đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian hình thành trứng. Trung bình từ 24 – 48 giờ trứng gà sẽ được hình thành tiếp.
Thực tế cho thấy nếu gà đẻ vào 12h trưa hôm trước thì tới 1h chiều hôm sau gà sẽ đẻ tiếp. Sau khi đẻ từ 4-5 trứng chúng sẽ dừng lại từ 1-2 ngày để kết thúc chu kỳ và lặp lại đến ngày thứ 3. Với những giống gà có chu kì 25 tiếng, chúng có thể đẻ từ 25 quả/ chu kỳ.
Bà con có thể tác động vào chu kỳ đẻ trứng của gà bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phù hợp để tăng năng suất trứng.
3. Chu kỳ sinh học đẻ trứng của gà
Chu kỳ đẻ trứng của gà là từ lúc đẻ quả đầu tiên đến khi gà thay lông, tỉ lệ đẻ sẻ giảm từ 20-30% trong khoảng thời gian này.
Sau khi kết thúc quá trình thay lông, sản lượng trứng sẽ tăng lên tại chu kì sinh học thứ 2 tuy nhiên sẽ vẫn thấp hơn so với chu kỳ đầu. Thông thường chu kì sinh học sẽ kéo dài trong 1 năm với sô lượng trứng từ 120-150 quả trứng.
Hiện tượng thay lông thường xảy ra vào sát mùa thu và kéo dài trong 2 tháng. Lông gà bắt đầu thay từ ngực, bụng sau đó đến hai cánh và đuôi. Với những con gà mái có phẩm chất sinh sản tốt thường thay lông trong thời gian ngắn. Người chăn nuôi có thể căn cứ vào đặc điểm này để chọn lọc về sau.
4. Bí quyết giúp gà mái tăng sản lượng sinh sản
Muốn gà cho năng suất trứng tốt, kích thước đạt chuẩn và chất lượng thơm ngon thì những bí quyết dưới đây sẽ được bật mí cho bạn.
Chọn giống
Bà con nên chỉ chọn các giống gà siêu trứng, có khả năng đẻ tốt. Đặc biệt gà phải thích nghi tốt với khí hậu của vùng miền để hạn chế các rủi ro về sức khỏe, bệnh dịch. Các giống gà siêu trứng được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay như: Gà Leghorn, Rhode Island Red, New Hampshire….
Thiết kế môi trường sống phù hợp
Tùy theo điều kiện chăn nuôi mà bà con lựa chọn các mô hình nuôi như công nghiệp, bán chăn thả…Cần có kế hoạch và tính toán mật độ gà hợp lý với diện tích chuồng trại. Môi trường sống của gà lấy trứng phải luôn thoáng mát, khô ráo, ấm áp để quá trình sinh nở tốt. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực chuồng nuôi, ấp, đồng thời chú trọng giữ ấm gà trong mùa khô lạnh.
Chú ý tập tính và chu kỳ đẻ trứng của gà
Nuôi gà đẻ trứng phải tìm hiểu kỹ về tập tính và chu kỳ đẻ của loại gà đó. Trong thời gian đẻ gà mái thường thay lông. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất sản xuất trứng. Bà con cần cho gà bổ sung chế độ ăn nhiều Protein hơn trong giai đoạn này để gà đáp ứng đủ dinh dưỡng cho việc thay lông nhưng vẫn giữ năng suất đẻ.
Bên cạnh đó, hiểu rõ chu kỳ đẻ trứng của gà sẽ giúp người chăn nuôi có phương hướng để khai thác và kéo dài chu kỳ sinh sản cho gà.
Chú trọng dinh dưỡng, đặc biệt là với gà nuôi nhốt
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định chính ở chu kỳ gà đẻ trứng. Với loại gà đẻ trứng theo hướng nuôi nhốt thì dinh dưỡng rất cần phải chú trọng.
Trong giai đoạn đầu, thời điểm gà khoản 12 tuần tuổi, bà con phải bổ sung thức ăn chứa nhiều chất đạm, khoáng để hỗ trợ gà lớn nhanh. Ở giai đoạn gà bước vào chu kỳ đẻ trứng, gà nuôi nhốt nên cần tăng gấp đôi về Protein, Cacbonhydrate, lipit, đồng thời phải cho gà thêm chất khoáng so với gà chăn thả. Đây đều là các chất ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng trứng của gà.
Trên đây là những thông tin về chu kỳ đẻ trứng của gà. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích để bắt tay vào chăn nuôi gà đẻ trứng một cách hiệu quả. Chúc bà con thu được nhiều lợi nhuận từ mô hình chăn nuôi gà của mình.
Xem thêm: Giống gà Tam Hoàng & kỹ thuật nuôi gà năng suất cao