Triệu chứng phù đầu, mắt ở gà thường gặp trên nhiều biến thể của nhiều bệnh khác nhau. Vậy cách chữa gà bị phù có giống như những cách chữa kế phát phù đầu hay không. Và nguyên nhân từ đâu khiến cho gà bị phù đầu, mắt, mặt? Thì cùng tìm hiểu về cách chữa gà bị phù thùy thuộc vào các biến thể khác nhau của bệnh.
Nội Dung
Cách chữa gà bị phù do Coryza
Nguyên nhân
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm Croyza do vi khuẩn Gram âm Haemophilus gallinarum gây ra. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, phổ biến nhất là gà 4 tuần tuổi.
Con đường lây lan của bệnh thường là gián tiếp từ môi trường chuồng nuôi, thức ăn, nước uống. Hoặc trực tiếp do sự lây truyền từ gà bệnh sang gà khỏe với mức độ lây lan cực kỳ nhanh.

Triệu chứng
- Gà chảy nước mũi, hen khò khè
- Đầu, mặt mắt bị sưng phù
- Mắt bị viêm kết mạc mí mắt bị dính lại với nhau
- Viêm thanh quản, khí quản và đôi khi còn là viêm phổi
Trị bệnh
Để trị bệnh Coryza hay cũng chính là cách chữa gà bị phù đầu thì cách tốt nhất là sử dụng vacxin. Do vi khuẩn Haemophilus gallinarum khá nhạy cảm với một số loại vacxin như: mpicillin, Stretomycin, kanamycin, Neomycin, Spiramycin, Tylosin…Vì thế sử dụng các loại thuốc trên để pha vào thức ăn hoặc nước uống cho gà. Và tuân theo sự hướng dẫn từ các bác sỹ thú y hoặc các nhà sản xuất. Sử dụng trong 7 ngày kết hợp với việc theo dõi, quan sát tình trạng của bệnh.
Ngoài ra, sau khi ngừng sử dụng kháng sinh thì cần bổ sung thêm men probiotic để gà nhanh chóng phục hồi hệ vi sinh đường ruột sức khỏe nhanh nhất

Cách chữa gà bị phù do APV
Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ hai gây hiện tượng sưng phù đầu ở gà là do virus Avian pneumovirus (APV). Các triệu chứng sưng phù do APV gây ra thường khá giống với Coryza nên thường gây nhầm lẫn nhưng sử dụng cách điều trị bệnh Coryza thì lại không khỏi.
Trên thực tế, gà bị sưng phù là do virus APV ghép với vi khuẩn E.coli gây ra. Làm sao để nhận biết gà bị mắc bệnh APV.
Bài đọc thêm: Bệnh bạch lỵ ở gà – cách nhận biết và khắc phục
Triệu chứng nhận biết gà bị phù do APV
Gà con: tăng trưởng chậm
Gà trưởng thành
- Chảy nước mắt, nước mũi, mắt híp
- Run đầu, phù da đầu
- Thở nhanh, khó thở, ho và xuất hiện âm rale khí quản
- Đầu gà có cảm giác run và đầu, mắt, mặt sưng phù
- Gà có thể bị vẹo cổ, đi lại khó khăn

Gà đẻ
- Buồng trứng bị vỡ, teo hoặc biến dạng
- Chất lượng và sản lượng trứng giảm
Gà giống: Tỷ lệ nở và chất lượng gà con kém
Do gà bị sưng phù đầu do APV gây ra thường có những biểu hiện rất giống Coryza, ORT nên khiến cho việc chuẩn đoán thường bị nhẫm lẫn. Để giúp cho bà con thực hiện đúng cách chữa gà bị phù do APV gây ra. Thì dưới đây sẽ bảng chuẩn đoán chính xác các bệnh gây sưng phù ở gà như sau:
APV | Coryza | ILT | IB | ORT | |
Vùng đầu & mặt | Đầu, mặt sưng phù | Đầu, mặt, mào, tích đều sưng | Không sưng | Không sưng | Sưng mặt |
Mắt & mũi | Chảy nước | Chảy nước | Chảy nước | Bình thường | Chảy nước |
Có dịch nhầy | Có dịch nhầy | Không có dịch | Không có dịch | Không có dịch | |
Viêm kết mạc | |||||
Phổi | Bị viêm | Bình thường | Bình thường | Viêm hóa mủ | Viêm hóa mũ, phổi có bã đậu |
Khí quản | Có dịch nhầy | Xuất huyết xen lẫn nhiều dịch nhầy | Xuất huyết 1/3 ở trên | Xuất huyết toàn bộ kèm dịch nhầy | Không xuất huyết |
Buồng trứng | Bị phá hủy | Bị phá hủy | Bình thường | Xuất huyết ống dẫn trứng | Bình thường |
Cách phòng và điều trị gà bị phù do APV
Gà bị sưng phù đầu do APV gây ra thì hiện nay không có thuốc chữa trị đặc hiệu mà chỉ sử dụng phương pháp phòng bệnh và một số loại kháng sinh khác để hạn chế kế phát của mầm bệnh. Để thực hiện cách chữa gà bị phù do APV hiệu quả thì làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cách ly toàn bộ gà bệnh khỏi đàn gà càng xa càng tốt. Vừa tạo thuận lợi cho việc chữa trị. Vừa ngăn chặn nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh.
Bước 2: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống bằng thuốc khử trùng đặc hiệu
Bước 3: Điều trị các triệu chứng kế phát của bệnh
Bước 4: Sử dụng kết hợp với Doxicycline trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày
Bước 5: Bổ sung vitamin ADE, vitamin C, men tiêu hóa và các loại thuốc giải độc + bổ gan thận để gà tăng sức đề kháng hiệu quả.
Cách chữa gà bị phù đòi hỏi sự chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng phù ở gà. Có như vậy, lộ trình điều trị mới thực sự là hiệu quả. Bên cạnh đó nên thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng bệnh, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Để ngăn chặn đến mức tối đa khả năng sinh sôi và lây lan bệnh dịch ở gà. Trên đây là những thông tin liên quan đến cách chữa trị sưng phù ở gà do bệnh Coryza và bệnh do APV gây ra. Cùng với đó là bảng chuẩn đoán triệu chứng gây sưng phù ở nhiều bệnh khác nhau để mọi người phân biệt và đựa ra cách điều trị phù hợp.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Đá gà trực tuyến Campuchia – luật chơi đá gà cơ bản