Ngoài những căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi của gà thì bệnh phù cũng là một mối lo ngại của bà con nông dân. Tuy bệnh này không có tính truyền nhiễm nhưng rất dễ xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại kinh tế cao cho người chăn nuôi. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này là gì? Cách phòng và điều trị bệnh ra sao? Thì hãy cùng Nuôi Gà Đá thu thập các kiến thức thú ý để đảm bảo mô hình chăn nuôi gà luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nội Dung
1. Bệnh Phù là gì?
Bệnh Phù còn có tên khoa học là hội chứng tăng áp động mạch phổi. Căn bệnh này diễn ra khi có sự tích tụ chất lỏng không viêm trong một hoặc nhiều khoang bụng.
Bệnh thường bắt gặp trên đàn gà chăn nuôi theo mô hình công nghiệp với tốc độ sinh trưởng nhanh. Quanh năm đều có thể xảy ra bệnh Phù ở gà nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh không gây truyền nhiễm.
Thông thường, gà bị phù từ rất sớm, tỷ lệ bệnh không cao chỉ chiếm 2 – 5% nhưng lại khó chữa trị. Bệnh sẽ biểu hiện rõ nhất từ giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi hoặc khi chuẩn bị xuất thịt mới phát bệnh. Tử vong khi mắc bệnh Phù ở gà khá cao, phần lớn gà sẽ chết do bội nhiễm với các loại bệnh khác như Cầu trùng, E.coli, CRD…
2. Nguyên nhân gây bệnh phù ở gà
Hiện tượng phù nề ở gà xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính gây ra căn bệnh khó chữa này là:
Suy tim: Nếu cơ thể gà cần nhiều oxy hơn thì tim và phổi có thể cung cấp. Điều này dẫn đến tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu về. Nếu quá trình này xảy ra liên tục, cơ tim sẽ bị to ra và dày lên khiến van tim không đóng lại được. Từ đó dẫn đến tình trạng máu chảy ngược lại và đọng trong gan, gây tăng áp lực gan. Các lỏng từ gan sẽ bị rò rỉ và thoát ra điểm thấp nhất của gà là khoang bụng. Sau đó tích tụ về lâu dài gây ra hiện tượng phù trên gà.
Thiếu oxy: Nhiễm trùng phổ, viêm phổi sẽ khiến gà bị thiếu oxy. Bên cạnh đó, môi trường chăn nuôi nhiều bụi, khả năng thông gió hạn chế à tích tụ nhiều khí amoniac do khâu vệ sinh kém đều là những nguyên nhân khiến bệnh Phù hình thành.
Nhiệt độ lạnh: Đặc biệt vào mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh khiến lưu lượng máu qua phổi của gà tăng cường từ đó làm tăng áp lực phổi
Thức ăn, nước uống bị nhiễm độc muối: Nếu thức ăn, nước uống của gà chứa quá nhiều Natri sẽ khiến tăng lượng máu và làm co các tiểu động mạch dẫn đến tăng áp lực phổi phát triển thành phù ở gà.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì một số nghiên cứu cho thấy di truyền cũng có thể khiến gia cầm mắc bệnh Phù. Bên cạnh đó, các chứng tổn thương gan, viêm hoặc thoái hóa cơ tim, bệnh tim bẩm sinh cũng đều nằm trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này.
Tham khảo: Cách chữa gà bị phù đầu
3. Triệu chứng điển hình của bệnh Phù gà
- Gà chậm phát triển
- Bụng giãn nở, căng phồng
- Gà nằm im nghiêng một bên, khó thở, thở hổn hển và kèm theo âm thanh ùng ục ngay cả khi không bị strees nhiệt
- Cơ thể tím tái, da đổi sang màu xanh đặc biệt là xung quanh mào, tích, các khớp và mô cơ
4. Bệnh tích sau khi gà chết
Khi mắc bệnh Phù, gà sẽ để lại những tổn thương nhìn thấy rõ ở cơ quan nội tạng. Một số các bệnh tích điển hình như:
- Dày cơ tim bên phải.
- Giãn nở của tâm thất.
- Dày van nhĩ thất.
- Xung huyết tĩnh mạch chung.
- Xung huyết cơ nghiêm trọng.
- Phổi và ruột xung huyết.
- Gan to.
- Lách nhỏ.
- Cổ trướng.
- Tràn dịch màng tim.
- Vi thể – nốt sụn tăng sinh ở phổi
5. Hướng dẫn phòng ngừa bệnh Phù ở gà
Dù là bất cứ bệnh gì thì công tác phòng bệnh trong chăn nuôi cũng đều được đặt lên hàng đầu. Làm tốt khâu phòng bệnh sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh kịp thời, giúp gà tăng trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Để gà không mắc bệnh Phù, những điều dưới đây trong công tác phòng bệnh mà bạn nên lưu ý:
- Vệ sinh thường xuyên, khử trùng định kỳ môi trường chăn nuôi: Chuồng gà, khu căn chăn thả và chuồng úm phải luôn sạch sẽ, thoáng khí.
- Giữ nhiệt độ chuồng đủ ấm, đặc biệt ban đêm nhiệt độ xuống thấp hơn nên cần phải chỉnh nhiệt cao hơn.
- Nhiệt độ úm tiêu chuẩn trong tuần đầu cho gà phải đảm bảo từ 33°C – 35°C. Có thể bổ sung nhiệt bằng cách lắp thêm bóng đèn chứ không vây kín lồng úmg nhiệt độ bằng cách thêm bóng đèn hoặc tăng thêm nguồn nhiệt chứ không đậy kín lồng úm.
- Tăng lưu thông khí khu vực chuồng, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng xấu tới cơ quan phôi như bụi, khí Amoniac
- Giảm bớt tốc độ tăng trưởng cho gà ở mức bình thường, nếu để gà lớn quá nhanh sẽ tác động đến nhu cầu oxy của gà.
- Theo dõi hàm lượng muối trong trong thức ăn và nước để ngăn ngừa nhiễm độc muối, cho gà ăn chế độ ít năng lượng hơn.
- Tăng cường sức đề kháng cho gà, cho gà dùng thêm Vitamin, B-glucan, điện giải, giải độc gan
- Bổ sung thêm thuốc kháng sinh để phòng bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh Phù ở gà. Chung quy lại bà con cần nên đặc biệt quan tâm các yếu tố về môi trường chăn nuôi, thức ăn, nước uống và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng trừ dịch. Bên cạnh đó, khi phát hiện tình trạng phù nề trên gà cần được điều trị sớm để hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế. Mong rằng đây là những thông tin bổ ích để bà con chăn nuôi đạt được những thành quả cao nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thu ở gà