Cách om gà chọi bằng một công thức gia truyền giúp cho chiến kê sở hữu làn da dày, đẹp. Mà lại đảm bảo săn chắc, dẻo dai để chống lại những đòn từ phía đối phương mà không ảnh hưởng đến di chuyển. Việc om bóp không mất quá nhiều thời gian nhưng cần có một công thức chuẩn. Kết hợp việc om bóp nhẹ nhàng với các kỹ thuật chăm sóc để gà có lực, hạn chế được một số bệnh tật, mang đến cơ hội giành chiến thắng nhiều hơn gà chiến không tham gia vào quá trình om bóp.
Nội Dung
Cách om gà chọi tơ hiệu quả bằng 2 công thức
Như cũng đã nói qua về tác dụng om bóp về phần trên là giúp gà có làn da đỏ đẹp và dày để chịu đòn tốt hơn. Thì cách om gà tơ còn mang lạ một số tác dụng khác như:
- Giúp cho gà lưu thông khí huyết
- Lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ
- Giúp loại bỏ các con vật ký sinh ở lông gà (rận, bọ…)
- Làm giảm mùi hôi của gà
Hiện có 2 công thức om bóp mang lại hiệu quả nhất với nguồn nguyên liệu chính đến từ nghệ và lá ngải cứu.
Công thức 1: Lá ổi + ngải cứu + lá sả + lá bưởi + chè khô
Cho các nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 30 phút. Nếu gà gặp vấn đề về mốc lác thì có thêm cho thêm vài hạt muối vào nồi om. Om liên tục trong vòng 1 tuần thì gà sẽ hết mốc lác, lông bóng mượt.
Công thức 2: Lá chè khô + nghệ + ngải cứu
Cũng cho các nguyên liệu vào nồi đun lửa nhỏ trong 30 phút để các nguyên liệu quyện vào với nhau. Sau đó để nước nguội thì tiến hành om bóp cho gà
Bài đọc thêm: Kỹ thuật úm gà con từ 1 – 28 ngày tuổi
Quy trình om bóp cho gà
Sau khi đã có nước om thì để cho nguội bớt thì dùng khăn bông sạch gấp làm 4 rồi nhúng vào nồi nước và vắt kiệt ngăn. Bắt đầu om bóp:
- Vỗ nhẹ khăn vào tảng, hầu, cổ, vai để gà quen khăn
- Xòe khăn ra để vuốt mỏ gà om dọc cuống cổ, đốc cần, chằng vai ( không nên ấp khăn quá lâu tại một điểm)
- Tiếp ngực trước, đầu lườn, khóe mắt, khóe mào vừa là cách để vệ sinh cho gà
- Tiếp theo là đến nách, hông, quả táo
- Vuốt từ hông xuống đùi gà
- Cuối cùng bế gà lên 1 tay giữ lên lưng lắc tay làm con gà khi đá đỡ chảy
Cách chăm sóc gà đá cựa sắt có lực
Bên cạnh việc thực hiện cách om gà thì cũng không thể quên được việc tuân thủ các quy tắc trong nuôi gà chọi chiến. Đặc biệt là thành phần dinh dưỡng để gà có lực. Thông thường khẩu phần ăn của gà chiến sẽ gồm có:
- Thóc, lúa (thức ăn chính)
- Rau xanh (muống, xà lách, giá đỗ)
- Mồi (giun, dế, sâu super worm, thịt bò, lươn trạch nhỏ…)
- Phụ gia (tỏi, gừng, rượu để tốt cho hệ tiêu hóa và phòng một số bệnh)
- Vitamin (A, K, C)
Số lượng bữa ăn sẽ phụ thuộc vào thể trạng gầy hay béo của gà. Thời gian ăn thường là 8-9 giờ sáng và 5 giờ chiều. Nếu ăn 3 bữa thì thêm một bữa ăn khuya vào 9-10 giờ tối nữa là được.
Ngoài ra, các kỳ vần đòn, vần hơi song song với om bóp gà sẽ giúp rèn luyện sức bền, sức dẻo dai của cơ thể và độ săn chắc cho chiến kế.
Các cách om hầu như đều mang đến lợi ích cho gà chiến nhưng cần phải được thực hiện đúng cách. Để tránh trường hợp gà bị bỏng da hoặc hỏng gân do cách om bóp không phù hợp. Vì thế việc om bóp càng nhẹ nhàng, cẩn thận bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà thả vườn đạt năng suất cao