Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đúc gà đá của các sư kê và người đam mê gà chọi. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng giúp cho quá trình nuôi của bà con được thuận lợi hơn. Gà ít bệnh, sinh trưởng phát triển nhanh mang lại nguồn giá trị về kinh tế lớn. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà như thế nào? Sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung phần dưới đây
Nội Dung
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi con
Do sức đề kháng còn yếu gà chọi con luôn cần chăm sóc một cách đặc biệt để không bị tác động nhiều từ môi trường bên ngoài. Từ thức ăn, nước uống, chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên để ngăn chặn tối đa vi khuẩn gây hại.
Thông thường, gà con mới nở sẽ được sống trong môi trường của chuồng úm. Thức ăn là các loại cám tổng hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển nhanh chóng. Sau 1,5 tháng tuổi thì nguồn thức ăn sẽ được chuyển dần dần sang thóc, lúa, rau xanh và các loại mồi trùng. Cho đến khi 3-5 tháng tuổi thì chấm dứt hoàn toàn lượng cám công nghiệp.
Trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi con thì nước uống cũng phải là nguồn nước sạch. Và được pha cùng với 5g glucozo và 1g vitamin C là tốt nhất. Do sức đề kháng kém nên quá trình tiêm phòng bệnh cũng phải được thực hiện theo định kỳ.
Bài nên đọc: Bí quyết nuôi gà tre đá hay – giai sức
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi trưởng thành
Đối với gà chọi nuôi thương phẩm thì khác hoàn toàn với gà chọi dùng thi đấu trong khẩu phần ăn. Gà thương phẩm vẫn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp. Kết hợp với thức ăn chính là thóc, lúa, rau xanh để gia tăng trọng lượng. Nhưng gà chọi thi đấu thì tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp dễ khiến cho gà quá béo, ảnh hưởng đến việc di chuyển. Còn lại kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi nói chung đều giống nhau
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi
Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của gà. Nhìn chung khẩu phần ăn chủ yếu vẫn là thóc, lúa, rau xanh, đạm và một số loại vitamin để tăng cường sức đề kháng. Đối với gà đá do yêu cầu về trọng lượng không quá lớn mà đòi hỏi sự thon gọn, chắc nịnh của cơ thể. Nên thức ăn bổ sung cho quá trình luyện tập, trước và sau thi đấu gồm có:
- Sâu super worm hoặc dế
- Thịt bò
- Lươn, trạch nhỏ
- Cá chép
- Các loại tôm, tép
Nơi ở của gà chọi
Chuồng nuôi gà chọi phải đảm bảo thoáng mát về ban ngày, ấm áp về ban đêm. Thường xuyên được dọn dẹp, khử trùng tiêu độc bằng vôi hoặc các loại thuốc sát trùng. Để loại bỏ vi khuẩn hay nấm mốc gây hại cho sức khỏe của gà chọi
Nếu gà chọi dùng để thi đấu thì kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi ở vấn đề nơi ở cũng có yêu cầu cao hơn. Nên cho một khoảng sân chơi rộng để gà tự do đập cánh hoặc dùng làm nơi để sổ gà. Và tất nhiên sân chơi cũng phải được dọn dẹp thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến thể trạng gà, đặc biệt là ở chân.
Cách phòng bệnh cho gà chọi
Tiêm vacxin và cho gà uống thuốc phòng bệnh theo định kỳ là cách tốt nhất. Kết hợp với việc quan sát hành động của gà. Nếu phát hiện gà bỏ ăn, ăn ít hoặc biểu hiện một số triệu chứng của một số bệnh như CRD, thương hàn, gà rù, Newcastle hay viêm đường hô hấp… Thì tìm đến thú ý sớm nhất để đưa ra biện pháp điều trị bệnh cho gà chọi phù hợp.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi có tốt thì tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Quá trình này vừa mang ý nghĩa tạo lực, sung mãn. Và vừa mang lại giá trị về kinh tế đối với gà chọi nuôi thương phẩm. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ mang về những kỹ thuật nuôi hiệu quả nhất cho mọi người.
Xem thêm: Bí quyết nuôi gà tre đá hay – giai sức