Gà thả hay gà nhốt thì cũng đều có khả năng gặp một số bệnh khi thời tiết chuyển mùa hay do tác động đến từ thức ăn, nước uống, nơi ở. Ở bài viết này sẽ đề cập đến các bệnh thường gặp ở thả vườn. Và chia sẻ một số phương pháp khắc phục hiệu quả cao giúp bảo vệ sức khỏe cho gà một cách tốt nhất. Để quá trình chăn nuôi gà của bà con được thuận lợi. Mang lại giá trị kinh tế cao.
Nội Dung
4 bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Các bệnh thường gặp ở gà thả vườn được kể dưới đây có triệu chứng rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, cách chữa trị cũng không hề khó khăn. Khi được phát hiện và chữa trị kịp thời, gà sẽ nhanh khỏi và sức khỏe cũng được phục hồi nhanh chóng.
1. Bệnh mổ cắn
Bệnh mổ cắn là một thói quen có hại của gà, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh thường do gà nhịn đói quá lâu, thiếu máng ăn, uống, lượng ngô trong thức ăn nhiều…Hoặc do thiếu khoáng, chất dinh dưỡng thậm chí do ký sinh trùng như rận, mạt gây ra. Bệnh mổ cắn ở gà có 4 dạng khác nhau:
- Mổ cắn hậu môn
- Mổ cắn đứt lông
- Mổ cắn ngón chân
- Mổ cắn trên đầu
Cách khắc phục bệnh mổ cắn ở gà
Có thể thấy mổ cắn là bệnh thường gặp ở gà thả vườn và cả gà nhốt lồng. Do vậy, cách khắc phục tốt nhất là không nên để gà quá đói, thiếu máng ăn, máng uống. Môi trường chuồng trại cần được đảm bảo rộng rãi, thoáng mát. Nếu xuất hiện các vết do mổ cắn trên các cá thể gà. Cần sử dụng thuốc xanh Methylen để bôi vào vết thương. Tuyệt đối không sử dụng thuốc đỏ vì nó sẽ kích thích thị giác của con gà khác. Làm gà sẽ tiếp tục bị mổ.
Bài đọc thêm: 50 bệnh thường gặp ở gà – cách phòng & điều trị
2. Bệnh Newcastle
Nguyên nhân gây bệnh do siêu vi trùng Paramixovirus gây ra, là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh thông qua đường tiêu hóa và hô hấp. Thời gian ủ bệnh Newcastle ở gà thường là 2-14 ngày với các biểu hiện bệnh ở 3 thể như:
- Hô hấp: gà bệnh ủ rũ, hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè
- Tiêu hóa: gà bị đi ngoài, phân có nước loãng trắng như vôi
- Thần kinh: gà bị co giật từng lúc, gà đi không vững, đầu ngoẹo ra phía sau
Cách phòng bệnh Newcastle
Hiện nay bệnh Newcastle không có thuốc điều trị triệt để mà thay vào đó là các loại vacxin newcastle phòng bệnh cho gà tùy theo độ tuổi của gà. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt quá trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nếu trong trường hợp phát hiện bệnh cần cách ly gà bệnh với gà khỏe. Xử lý gà bệnh, gà loại theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Nếu trong trường hợp Newcastle kế phát với bệnh hen gà CRD thì cần sử dụng thuốc tetracyclin cho gà để điều trị hen gà. Tránh tình trạng gà bệnh biến chuyển nặng, khó kiểm soát.
3. Bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn
Bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn là loại bệnh truyền nhiễm ở thể cấp tính hay mãn tính do vi khuẩn Sanmonella pullorum và Salmonella gallinarum gây ra. 2 loại bệnh này là các bệnh thường gặp ở gà ở gà con và gà trưởng thành. Con đường lây truyền bệnh thường bằng hai cách như:
Truyền dọc từ mẹ sang con: gà mẹ mắc bệnh sẽ truyền vào trứng nên gà con từ khi nở ra đã bị mắc bệnh bạch lỵ.
Truyền ngang: phân gà bệnh truyền nhiễm qua nước và thức ăn gây lây lan bệnh dịch cho đàn gà khỏe.
Ở bệnh bạch lỵ, gà con thường có triệu chứng biểu hiện rõ ra ngoài như: gà ũ rũ, bỏ ăn, sã cánh, mắt gà nửa nhắm, nửa mở, uống nhiều nước, đi ngoài có dính máu, hậu môn bết dính.
Còn đối với gà trưởng thành bệnh thường ở dạng mãn tính nên triệu chứng thường không thấy rõ. Chỉ thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, gà đẻ trứng thì thấy đẻ ít, trứng méo mó.
Bài đọc thêm: Một số bệnh thường gặp ở gà con 4 tuần tuổi
Cách điều trị bệnh bạch lỵ và bệnh thương hàn
Hai loại bệnh này có triệu chứng, con đường lây truyền giống nhau nên thực tế bệnh bạch lỵ, thương hàn có cách điều trị như nhau. Dùng thuốc Cloramphenicol 50mg/kg trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà. Có thể thay thế bằng Tetracyclin 150-200mg hoặc Furazolidon150-350 g đều được. Bên cạnh đó, kết hợp với các phương pháp phòng bệnh để kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch phát sinh.
4. Bệnh Gumboro ở gà thả vườn
Bệnh Gumboro ở gà là do virus gây ra tấn công từ bên trong vào các bộ phận tiêu hóa khiến cho gà ủ bệnh và tử vong nhanh chóng sau một vài ngày phát bệnh. Gây ra thiệt hại nặng nề cho người người chăn nuôi, ngoài ra bệnh Gumboro là một trong các bệnh ở gà xảy ra nhiều kế phát nhất nên rất khó kiểm soát.
Thông thường để phòng và điều trị bệnh cần phải đảm bảo về các yếu tố như môi trường, dinh dưỡng, các loại điện giải để tăng sức đề kháng. Trong đó, môi trường là yếu tố đầu tiên cần phải chú ý. Có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vacxin Nobilis Gumboro 228E hoặc Gum D78 theo định kỳ để giảm thiểu bệnh trên gà. Còn về cách điều trị bệnh của gà thì phụ thuộc vào các kế phát của các loại bệnh thường gặp ở gà đi kèm với Gumboro.
Cách phòng bệnh cho gà thả vườn nói chung
Nuôi gà thả vườn là một trong những mô hình mang lại giá trị kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Nhưng cũng gây ra thiệt hại nhanh và hàng loạt nếu không biết cách chăm sóc và phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Quy trình phòng bệnh cho gà như sau:
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
- Khử trùng, tiêu độc chuồng trại
- Thay đệm lót chuồng 1 tuần/ lần
- Kiểm tra chuồng trại tránh để gió lùa hoặc mưa hắt gây ẩm ướt làm chỗ trú ngụ cho vi khuẩn
- Chuồng phải đảm bảo mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
Bước 2: Dinh dưỡng cho gà
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn rau xanh hay các loại vitamin cho gà. Nhằm mục đích để cho gà có lực, tăng sức đề kháng để chống chọi lại các loại bệnh ở gà. Hơn nữa để phòng các bệnh trên gà như cảm cúm khi thời tiết thay đổi thì nên thực hiện cách trộn thức ăn cho gà thả vườn cùng với TỎI. Vừa kích thích tiêu hóa cho gà mà lại phòng bệnh vô cùng hiệu quả.
Bước 3: Kiểm tra thể trạng và phòng bệnh theo định kỳ
Các bệnh thường gặp ở gà chọi, gà thả vườn đa phần thường có những triệu chứng gần giống nhau như ủ rũ, bỏ ăn, lông xơ xác…Do vậy trong suốt quá trình chăn nuôi gà thả vườn cần quan sát thể trạng gà thường xuyên nếu phát hiện điều bất thường cần cho gà cách ly để tránh lây lan.
Bên cạnh đó, cần tuân thủ các lịch tiêm phòng theo định kỳ được khuyến cáo bởi các chuyên gia trong ngành chăn nuôi. Để ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa khả năng phát sinh các bệnh của gà.
Ngoài bệnh thường gặp ở gà thả vườn ở trên thì còn có 50 bệnh thường gặp ở gà khác mà người chăn nuôi cần phải lưu ý. Ví dụ như: bệnh viêm hô hấp mãn tính, bệnh tụ huyết trùng, cúm gà…Vậy nên, nếu không muốn bệnh phát sinh quá nặng. Thì cần phải có biện pháp phòng tránh ngay từ lúc đầu. Đồng thời, thường xuyên quan sát biểu hiện của gà để phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách nuôi gà đá bị suy hồi phục trong thời gian ngắn