Tuân thủ lịch tiêm phòng cho gà theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại và giúp cho gà nhanh lớn, khỏe mạnh. Nhưng lịch trình như thế nào? Gà con, gà thịt, gà đẻ và gà thả vườn thì lịch trình có khác nhau hay không? Cùng “nuôi gà đá” theo dấu chân chuyên gia tìm hiểu các thông tin liên quan đến kinh nghiệm tiêm phòng và lịch trình tiêm vacxin
Nội Dung
Chia sẻ kinh nghiệm tiêm phòng và cho gà uống vacxin
Lịch trình tiêm phòng là yếu tố cần, nhưng để đủ thì cần phải biết được cách tiêm phòng sao cho chuẩn. Có như vậy, lượng thuốc tiêm vào gà mới đúng vị trí mà lại không làm cho gà bị ảnh hưởng sau khi kết thúc quá trình tiêm.
- Lựa chọn loại kim tiêm phù hợp dựa theo trọng lượng của gà nên chọn loại 0.75cc hoặc 1cc
- Rút thuốc tiêm phải đẩy thuốc lên hết, không chừa khoảng trống không khí nào
- Cách tiêm thì tùy thuộc vào từng loại thuốc mà có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
Còn khi cho gà uống vacxin thì cũng cần phải tuân thủ như sau:
- Cho gà nhịn khát trước 2 giờ khi cho uống vacxin
- Vệ sinh dụng cụ, thiết bị sạch sẽ bằng thuốc sát trùng
- Pha vacxin với lượng nước vừa đủ đảm bảo gà uống hết trong 1-2 giờ.
Lịch tiêm phòng cho gà con
Gà con là giai đoạn nhạy cảm, rất dễ mắc bệnh. Do vậy lịch trình của gà con thường phải được tính theo ngày. Lịch tiêm phòng cho gà con như sau:
-
- Gà 3 – 5 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi cho gà bằng vacxin Newcastle chủng F
- Gà 7 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng chống bệnh đậu gà
- Gà 8 – 10 tuổi: Nhỏ vacxin Gumboro hoặc tiêm dưới da
- Gà 21 ngày tuổi: phòng bệnh Newcastle chủng Lasota bằng cách cho uống hoặc trộn vào thức ăn
- Gà 23 – 25 ngày tuổi: Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
- Gà 30 – 45 ngày tuổi: tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
- Gà trên 60 ngày tuổi: Tiêm vacxin Newcastle chủng M cho gà. Sau đó 6 tháng sau lại tiêm nhắc lại
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn
-
- Gà 1 ngày tuổi: Tiêm vacxin Marek dưới da cổ để phòng bệnh Marek
- Gà 3 ngày tuổi: Cho uống vacxin Coccivac phòng bệnh cầu trùng
- Gà 5 ngày tuổi: nhỏ vacxin IB – ND phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm và Newcastle
- Gà 7 ngày tuổi: Nhỏ vacxin Nemova phòng hội chứng sưng phù đầu
- Gà 10 ngày tuổi: Nhỏ mồm vacxin Gumboro, Pox để phòng bệnh Gumboro và bệnh Đậu
- Gà 14 ngày tuổi: Tiêm dưới da vacxin AI phòng bệnh cúm gia cầm
- Gà 18 ngày tuổi: nhỏ nhắc lại vacxin IB – ND cho gà
- Gà 42 ngày tuổi: Tiêm dưới da cổ vacxin ND (killed) phòng bệnh Newcastle
Lịch tiêm phòng cho gà thịt
-
- Gà 7 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi vacxin IB – ND phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, Newcastle
- Gà 12 ngày tuổi: Nhỏ mồm vacxin Gumboro phòng bệnh Gumboro
- Gà 14 ngày tuổi: nhỏ mắt, mũi vacxin Nemovac phòng hội chứng sưng phù đầu
- Gà 18 ngày tuổi: Nhỏ mắt, mũi vacxin IB – ND (nhỏ nhắc lại)
- Gà 24 ngày tuổi: Nhỏ mồm vacxin Gumboro (nhỏ nhắc lại)
Bài đọc thêm: 4 loại thức ăn cho gà đá sung mãn – bền bỉ
Lịch tiêm phòng cho gà đẻ trứng
- Gà 1-3 ngày tuổi: Nhỏ vacxin Mareak phòng bệnh Marek, Poulshot B1 +IB lần 1, vacxin cúm lần 1
- Gà 10 – 12 ngày tuổi: Nhỏ mồm vacxin Gumboro lần 1 và tiêm vacxin cúm lần 2
- Gà 13 – 16 ngày tuổi: Chủng Poxine phòng bệnh đậu và cho uống Cocistop phòng bệnh cầu trùng
- Gà 26 ngày tuổi: Cho uống Poulshot B1 + IB lần 2
- Gà 28 ngày tuổi: chủng màng cánh vacxin Poxine phòng bệnh đậu
- Gà 30 – 35 ngày tuổi: Cho uống nhắc lại Cocistop phòng bệnh cầu trùng
- Gà 8 – 10 tuần tuổi: Nhỏ Poulshot Laryngo lần 2 và Coryza lần 1 phòng bệnh sổ mũi truyền nhiễm
- Gà 15 – 22 tuần tuổi: Tiêm BNE – VAC lần 1, 2 phòng hội chứng giảm đẻ và Coryza lần 2.
Một số lưu ý khi tiêm phòng cho gà
- Chỉ tiêm vacxin cho gà khỏe mạnh, không tiêm cho gà yếu, gà bệnh
- Không vứt lọ vacxin xuống ao, hồ khiến môi trường bị ô nhiễm trở thành nguồn lây bệnh cho gà
- Vacxin nên được bảo quản lạnh trong nhiệt độ 2 độ C
- Chữa bệnh nào thì đi với vacxin bệnh đó
- Tiêm vacxin nên kết hợp với dọn dẹp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Lịch tiêm phòng cho gà con, gà thịt, gà thả vườn và cả gà đẻ trứng có phần khác nhau đôi chút về thời điểm cho mỗi loại vacxin. Thế nhưng mọi mục đích đều nhắm đến việc phòng bệnh một cách tối ưu nhất cho. Vì thế nắm vững các lịch chủng ngừa, phòng bệnh theo đúng kỹ thuật sẽ giúp cho gà luôn phát triển khỏe mạnh trong một môi trường tốt nhất.
Xem thêm: Gà ngũ sắc chân trắng – ưu thế từ dòng gà linh kê hiếm có