Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con và sinh sản đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về chuồng trại, nhiệt độ, thức ăn, nước uống, phòng bệnh…Đáp ứng mọi yêu cầu trong kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thì gà mới có thể lớn nhanh, ít bệnh mang về giá trị kinh tế cao. Nhưng cách nuôi này được thực hiện như thế nào cho đúng. Thì hãy cùng bắt đầu với những kinh nghiệm nuôi giống gà quý hiếm Đông Tảo.
Nội Dung
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con
Gà Đông Tảo mới nở cho đến 3 tháng đầu do lông tơ còn ít nên khả năng chịu lạnh rất kém. Do vậy, ở giai đoạn này gà con cần được chăm sóc đặc biệt. Theo từng giai đoạn để gà con được phát triển đồng đều và khỏe mạnh. Một số yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con đến từ chuồng nuôi, thức ăn, nước uống. Sau đó, các giai đoạn sinh trưởng sẽ có sự khác nhau.
Cách nuôi gà Đông Tảo mới nở
Gà mới nở khả năng chịu lạnh kèm nên cần phải được ủ điện cả ngày lẫn đêm. Lồng úm, chuồng úm phải kín, tránh gió lùa hoặc mưa hắt khiến cho gà bị lạnh, khu vực nuôi ẩm thấp gây bệnh cho gà.
Máng ăn, máng uống cho gà: Sử dụng kiểu máng tròn có kích thước khoảng 15cm. Máng ăn, máng uống nên đặt gần nhau cách mặt đất khoảng chừng 5 -10 cm. Mật độ máng ăn bình quân là 30 – 40 con/ máng
Thức ăn: giai đoạn này sử dụng cám công nghiệp để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng, giúp gà nhanh lớn hơn. Thời gian cho gà ăn là 4 lần/ ngày vào các khoảng thời gian 7h30, 10h30, 13h30, 16h30. Cho ăn ít một để thức ăn không bị vương vãi mà còn giữ được mùi thơm, kích thích gà ăn nhiều hơn
Nước uống: Thường xuyên châm nước để đảm bảo gà luôn có đủ nước uống. Vừa tránh nước bị bụi bẩn, gà uống vào sẽ sinh bệnh. Bổ sung thêm một số loại vitamin và điện giải để tăng sức đề kháng cho gà con
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con được 1 tháng tuổi
Khi gà Đông Tảo con được 1 tháng tuổi, lông tơ đã và đang phát triển nhiều có trọng lượng khoảng 300 – 350g. Mặt và các bắp thịt cũng bắt đầu đỏ dần. Giai đoạn này gà rất hay cắn nhau nên cần phải giảm mật độ trong chuồng xuống. Thời gian chiếu sáng cũng sẽ giảm đi, ban ngày thì nên dùng ánh sáng tự nhiên. Còn ban đêm thì dùng ánh sáng điện. Trong trường hợp thời tiết mùa đông và mùa mưa thì nên ủ điện cả ngày để gà tránh bị nhiễm lạnh.
Về thức ăn và nước uống thì vẫn đảm bảo như trong giai đoạn gà mới nở với lượng nhiều hơn. Bởi đang ở giai đang trong giai đoạn thay lông nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bổ sung vitamin, chất khoáng và thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gà.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con được 2 tháng tuổi
Gà được 2 tháng tuổi thì đã hoàn toàn rụng hết phần lông tơ và cũng không cần phải ủ điện thường xuyên trừ khi thời tiết mùa đông quá lạnh. Giai đoạn này gà Đông Tảo con sẽ có trọng lượng khoảng 500 -600g.
Tiếp tục phân chia lại mật độ chuồng nuôi để cho gà có không gian đi lại tránh cắn, đá nhau. Về khẩu phần ăn và lượng vitamin vẫn được duy trì theo tháng trước đó. Kết hợp với việc vệ sinh chuồng trại xịt thuốc sát khuẩn 2 – 3 ngày 1 lần
Cũng trong giai đoạn này thì lên thả gà ra vườn cho đi tự do vào thời điểm mặt trời lên cao. Thời gian thả vườn sẽ từ từ tăng lên để gà con thích nghi với môi trường ngoài.
Bài đọc thêm: Cách làm chuồng gà đá tiêu chuẩn cho gà nhanh lớn – khỏe mạnh
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con được 3 tháng tuổi
Gà con 3 tháng tuổi là thời kỳ gà phát triển thể trọng nhanh, ăn khỏe, các cơ bắp thịt phát triển. Bộ lông bắt đầu trổ lông mã, bặp bẹ tập gáy và xuất hiện mào sụn. Cũng trong giai đoạn này chân gà Đông Tảo cũng phát triển, lớp vảy ngoài đỏ gần và cứng cáp hơn.
Do đó, ngoài lượng cám công nghiệp thì bổ sung thêm một số loại thức ăn dặm. Như tấm, lúa, cám hoặc trộn thêm các loại rau xanh thái nhỏ vào thức ăn. Để tăng thêm chất dinh dưỡng. Lúc này, diện tích thả vườn cũng phải được mở rộng ra giúp cho gà hoạt động tốt hơn. Thời gian thả vườn cũng sẽ được nhiều hơn.
Về những tháng về sau, khẩu phần ăn của gà có thể có thêm một số loại mồi như giun, dế…các loại phụ gia như tỏi, gừng…để giúp cho gà tiêu hóa tốt hơn, ít gặp các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lượng thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ, đủ cung cấp lượng chất dinh dưỡng cho gà.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản
Từ tuần 19 trở đi là có thể cho gà vào giai đoạn sinh sản. Lúc này mật độ nuôi từ 4-5 con/m2. Với tỉ lệ trống, mái là từ 1:8 đến 1:10 là tốt nhất. Nếu trong những ngày mưa, trời âm u không có nắng thì vẫn phải đảm bảo thời gian chiếu sáng cho gà thường là 16 giờ/ ngày. Cụ thể theo từng tuần như:
- Tuần 20: từ 6h sáng đến 20h đêm
- Tuần 21: từ 6h sáng đến 21h đêm
- Tuần 22 trở đi: từ 6h sáng đến 22h đêm
Thức ăn cho gà đẻ: thóc, lúa, bắp tẻ nguyên hạt hoặc thức ăn đã được trộn cùng với rau muống thái nhỏ. Định mức chuẩn sẽ là từ 85-95gr/ con/ ngày(tỷ lệ trứng tăng 10% thì thức ăn tăng 4%) và không quá 120g/ con/ ngày.
Số lượng bữa ăn: cho ăn 2 lần/ ngày vào 8h sáng và 14h chiều (sáng 75% lượng thức ăn và chiều là 25% lượng thức ăn còn lại)
Nước uống: đảm bảo mỗi còn gà Đông Tảo trong giai đoạn sinh sản uống đủ 250ml/con/ngày
Phòng bệnh cho gà đẻ
- Thay chất độn chuồng theo định kỳ phải nhẹ nhàng để tránh gây xáo trộn mạnh
- Khử trùng các dụng cụ chăn nuôi và khu vực nuôi nhốt
- Bố trí hố sát trùng bằng Sulfat đồng 5%
- Phòng bệnh bằng các loại kháng sinh và tăng cường sức đề kháng
- Phòng bệnh bằng vaccine: tiêm phòng các bệnh như Newcatle và H5N1
Cách bảo quản trứng
Trứng gà Đông Tảo dùng để ấp phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 20 độ C và độ ẩm là 75%. Thời gian bảo quản không quá 5 ngày. Đây là yêu cầu đặt ra để trứng không bị hỏng trước khi bước vào quá trình ấp để gây giống đời con cho đàn sau.
Trên đây bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con và gà sinh sản đạt chất lượng và mang lại giá trị kinh tế lớn nhất. Ngoài ra, nên tuân thủ những yêu cầu liên quan đến phòng dịch bệnh theo định kỳ. Tránh để bệnh lây lan quá nhanh không kiểm soát được. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp người chăn nuôi thành công với giống gà “Tiến Vua” mang nhiều giá trị này.
Xem thêm: Điểm danh các giống gà chọi nổi tiếng tại Việt Nam