Gà nòi, gà thịt hay gà đá đều gọi chung là gà cần có thức ăn và nước uống để sống. Tuy nhiên, để có mặt trên đấu trường thì một sư kê cần phải có một kỹ thuật nuôi gà đá để chiến kê luôn được sung sức. Vì thế, nuôi gà đá đòi hỏi một quá trình và phương pháp khó khăn hơn nhiều. Hãy theo dấu chân chuyên gia để cùng đi tìm hiểu từng bước trong kỹ thuật nuôi gà đá.
Nội Dung
7 yếu tố trong kỹ thuật nuôi gà đá hay
Chuồng trại nuôi gà đá
Chuồng trại là cách để ngăn cho gà chiến đá lộn nhau gây thương tích. Có hai cách để nhốt gà đá: Một là cách nhốt gà trong chuồng, hai là cách nhốt gà trong bội.
Chuồng gà đá
Để không gây cảm giác tù túng cho gà thì chuồng phải đảm bảo về chiều cao, chiều rộng. Để cho gà được tự do đi lại và quạt cánh bất cứ lúc nào. Thông thường, diện tích chuồng gà phải rộng từ 2-4m, chiều cao từ 1 thước trở lên.
Nền chuồng phải bằng phẳng, được làm bằng đất nện cứng, vừa giúp cho gà khỏi bị hư móng, hư chân mà lại thuận tiện cho quá trình dọn dẹp. Chuồng gà theo đúng kỹ thuật nuôi gà đá thì phải có xu hướng hơi nghiêng để tránh nước đọng. Cách mặt đất khoảng chừng ba tấc, có đặt cây sao chắc chắn để cho gà đấu. Xung quanh chuồng phải kín đáo sao cho vẫn đáp ứng được mát về mùa hè và ấp áp về mùa đông.
Bội nhốt gà đá
Thứ hai là bội gà, được đan bằng tre, nứa hoặc bằng sắt có hình dáng như cái nom bắt cá, có nhiều kích thước khác nhau. Việc nhốt trong bội chắc chắn sẽ không thể nào tạo cảm giác thoải mái như ở trong chuồng. Vì thế các sư kê cần phải chọn các bội đủ lớn để gà nhốt bên trong có thể xoay mình dễ dàng. Nhưng việc nuôi gà trong bội thường không được khuyến khích nên nếu không có điều kiện xây chuồng. Thì một ngày phải thả gà ra từ 2-3 lần để gà không bị cuồng cẳng.
Trại nuôi gà đá
Trại nuôi gà đá dành cho những người đúc chiến kê thì 5,7 con trở lên. Được thiết kế giống như nhà ở, bên trong thiết kế hai dãy chuồng quay mặt vào nhau được ngăn cách nhau bởi một lối đi rộng. Đối với trại gà để đảm bảo được độ mát mẻ thì thường được lợp bằng mái ngói hoặc mái lá.
Trong kỹ thuật nuôi gà đá theo mô hình trại nuôi phải đảm bảo tiêu chí về vách ngăn kín đáo giữa các chuồng để gà hai bên chuồng sát nhau không thấy được mặt nhau. Điều này sẽ hạn chế được tối đa việc gà xoi lỗ đá nhau, dẫn đến tình trạng bể mỏ, hư chân, hại sức. Hơn nữa làm chuồng theo mô hình này vừa đỡ tốn kém mà lại dễ dàng chăm sóc cho gà.
Thức ăn nuôi gà đá
Thức ăn cho gà đá chủ yếu vẫn là thóc, lúa. Nhưng để cho gà phát triển được toàn diện thì cũng cần bổ sung chất đạm cho gà bằng các nguyên liệu như là sâu super worm, dế, thịt bò, lươn, trạch nhỏ…, rau xanh. Ngoài ra, cũng cần có một số loại vitamin cần thiết. Lượng chất dinh dưỡng sẽ được điều chỉnh theo thể trạng, cân nặng và quá trình sinh trưởng của gà.
Về thóc, lúa người chăn nuôi cần lưu ý trước khi cho gà ăn. Cần phải loại bỏ hạt lép, đãi sạch tạp chất sau đem phơi khô, sau đó mới cho gà ăn. Mỗi ngày nếu có thời gian cho gà ba bữa đúng giờ là tốt nhất, gà ăn xong bỏ máng ra ngoài thì gà sẽ ăn được nhiều hơn. Còn không thì phải đảm bảo lúa đủ cho gà ăn ở bất cứ thời điểm nào.
Nước uống cho gà đá
Nước uống của gà phải là nước sạch, máng uống nước phải được cọ rửa sạch cho hợp vệ sinh. Đặc biệt lưu ý về việc cho gà uống nước về đêm. Việc này sẽ giúp cho sức khỏe gà dẻo dai và mau nở cần. Cách cho gà uống nước về đêm như sau:
- Ôm gà thật chặt và bắt gà há mỏ
- Dùng một ống trúc nhỏ đựng đầy nước
- Nhẹ nhàng cho ống vào miệng gà cho đến khi bầu diều to thì thôi.
Tắm cho gà đá
Trong kỹ thuật chăm sóc gà đá không thể bỏ qua bước tắm cho gà. Không giống như vịt, chim thì sở thích của gà là tắm cát, vùi mình trên nền cát mỏng. Nhưng trong mùa hè nóng nực thì cũng cần phải tắm cho gà để giảm nhiệt cho cơ thể. Đồng thời loại bỏ được các vi khuẩn bám trên lông gà. Ngoài sử dụng nước sạch để tắm thì cũng có thể sử dụng nước trà xanh cũng rất tốt.
Cho gà đá quần sương
Quần sương là một trong những quá trình luyện tập của gà đá. Quá trình này sẽ được diễn ra vào lúc buổi sớm tinh mơ khi trời vẫn còn sương. Gà sẽ được tự do đi lại cho giãn gân cốt, thoải mái đập cánh để cơ thể được dẻo dai.
Lưu ý: tránh gà gặp mái hoặc đụng độ gà khác. Bên cạnh đó, nếu gió lạnh thì cũng không nên cho gà quần sương vì dễ bị cảm gió.
Dầm cẳng cho gà đá
Dầm cán là cách tốt nhất để chân gà trở nên cứng cáp hơn so với bình thường. Có nhiều cách để cho gà dầm cán cho gà:
- Sử dụng nước tiểu pha loãng
- Dầm cán cho gà bằng thuốc
Nhưng cách 1 được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả đem lại rất tốt. Đối với cách này sẽ dùng nước tiểu pha loãng cùng với củ nghệ đâm nhỏ pha với chút muối và phèn chua. Ngâm trong chậu chứa ngập đến đầu gối của gà là được. Ngâm trong thời gian 15 phút mỗi ngày để chân gà thêm chắc khỏe.
Vô nghệ cho gà đá
Sau khi xổ gà và kết thúc quá trình vỗ đờm và tắm rửa cho gà thì sẽ đi tới việc vô nghệ cho gà. Công việc vô nghệ sẽ giúp cho gà có một làn da đỏ rực, da trở nên dày hơn để chống chịu được các vết mổ. Bên cạnh đó còn giúp cho thân hình của gà được săn chắc hơn bao giờ hết. Đây cũng là một nuôi gà chọi săn chắc hiệu quả mà lại còn mang về một làn da dày và đỏ.
Lưu ý: Vô nghệ chỉ áp dụng với gà khỏe mạnh. Tuyệt đối không vô nghệ khi gà bệnh hoặc gà quá gầy.
Hỗn hợp dùng để vô nghệ cho gà chủ yếu với 2 thành phần chính là nghệ + rượu. Được ngâm trong khoảng 1 tháng mới bắt đầu sử dụng. Xoa đều các bộ phận mình gà, cần cổ, đùi, đặc biệt là những vùng nhiều mỡ để giúp cho gà có thân hình thon gọn. Sau đó để trong vòng 1 ngày thì đem xả nghệ bằng nước trag tươi
Quá trình vô nghệ sẽ được thực hiện vài ba lần sau đó nghỉ một thời gian mới tiếp tục thực hiện. Để tránh vô nghệ nhiều lần liên tiếp khiến gà sẽ rôm, cứng nhắc và yếu ớt thấy rõ.
Kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đá hầu hết đã được chia sẻ trong nội dung ở trên. Hy vọng rằng mọi người sẽ có sự phân biệt rõ ràng trong quá trình nuôi gà đá với nuôi gà thịt. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết về cách nuôi gà đá sung sức thì truy cập ngay vào vào website Nuoigada.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong suốt quá trình nuôi gà.