Giống gà Mía là loại gà có thân hình vừa phải nhưng lại sở hữu được chất lượng thịt thơm ngon, lượng mỡ dưới da ít, thịt dai nhẹ và khi ăn lại mềm nên được rất nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó thì thời gian sinh trưởng của gà Mía khá ngắn nên nhanh chóng được xuất chuồng mang đến hiệu quả kinh tế cao. Vậy giá gà mía giống hiện nay là bao nhiêu? Cách chăm sóc và phòng trừ bệnh dịch cho gà là như thế nào. Có nên chọn gà mía lại thay thế cho các loại gà mía thuần chủng để nâng cao năng suất và trọng lượng của gà hay không. Ngay bây giờ Nuôi Gà Đá sẽ chia sẻ tất tần tật với Bà con những kiến thức liên quan đến cách chọn và cách nuôi giống gà mía này.
Nội Dung
Đặc điểm của giống gà mía
Giống gà Mía là loại gà giống nội địa có nguồn gốc ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Gà Mía thường có thân hình to, nặng với lông màu đỏ tiết hoặc nâu vàng (đối với gà mái) ngực và đùi của gà nở nang và hơi thô hơn so với những giống gà khác. Mắt gà mía sâu, gà thường có mào đơn, chân có 3 hàng vảy. Trọng lượng của gà trưởng thành từ 2.4 – 4kg.
Tuy nhiên, gà mía thường đẻ khá muộn chừng khoảng 7 đến 8 tháng với sản lượng trứng khoảng 50-55 quả/con.năm. Trứng gà có trọng lượng dao động từ 50 đến 55g. Và hầu hết các con gà mía đều có sức đề kháng cao nên rất ít bệnh.
Tham khảo
Giá gà mía hiện nay là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào giống gà mía thuần chủng hoặc gà mía lai để định giá. Bởi hiện nay có rất nhiều loại gà mía lai lương phượng hoặc gà mía lai với một số loại khác sẽ có giá thành rẻ hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại thì gà mía giống con có giá khoảng 10-17.000/1 con. Gà mía thả vườn sẽ có giá từ 150 – 170.000/con gà thịt. Còn đối với các ngày lễ thì giá sẽ cao hơn một chút 180 – 200.000/con. Khi mua gà mía thả vườn số lượng lớn thì giá thành có thể sẽ mềm hơn đôi chút tùy từng thời điểm.
Cách chọn giống gà mía đạt hiệu quả cao
Quá trình chọn giống gà sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố trong suốt thời gian chăn nuôi cho đến khi gà xuất chuồng. Vì vậy mà bà con cần phải chú trọng đến việc chọn giống gà mía thịt và gà mía sinh sản sao cho hợp lý và đúng kỹ thuật. Để đàn gà luôn khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.
Chọn giống gà mía con
Nên chọn gà mía con càng đồng đều thì càng tốt và những con gà con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Đó là những con gà khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
Nên tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Những con gà này thường yếu ớt, sinh trưởng chậm hơn các con gà bình thường.
Chọn giống gà mía sinh sản
Đối vói chọn gà sinh sản thì nên chọn gà không quá béo cũng không quá gầy. chọn theo độ tuổi khoảng 20 tuần mà có trọng lượng từ 1.6 – 1.7kg là tốt nhất. Ngoài ra, đối với gà mái cần chọn theo một số đặc điểm khác như:
- Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi
- Mắt sáng, lông mượt xếp sát thân, bụng phát triển mềm mại
- Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt
- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu có khoảng cách rộng bằng 2-3 ngón tay khép khít với nhau.
Cách nuôi giống gà mía đạt năng suất cao
Gà mía có sức đề kháng khá tốt và dễ chăm sóc nên có thể nuôi trong mô hình chuồng trại tập trung hoặc chăn nuôi gà thả vườn đều được tùy theo diện tích chăn nuôi của gia đình. Chăn nuôi gà mía không quá khó nhưng cần đảm bảo một số tiêu chí như:
Chuồng úm gà con
Chuồng úm cho gà luôn phải đáp ứng điều kiện ấm vào ban đêm và mát mẻ, thoáng đãng vào ban ngày. Với loại chuồng úm c dành cho 100 con gà mía giống thì cần một chuồng có kích thước 2x1m, chân cao khoảng 0,5m và có hệ thống đèn để sưởi ấm cho gà.
Lưu ý: Luôn đặt chuồng tại nơi cao ráo, thông thoáng để vệ sinh dễ dàng hơn và tránh được tình trạng ẩm thấp làm ướt lông gà và là nơi cho mầm bệnh sinh sôi gây hại cho gà.
Quy tắc xây dựng chuồng trại cho gà mía
Cách thức xây dựng chuồng trại cho gà mía không quá khác so với những giống gà bình thường. Vì vậy mà bà con chỉ cần lưu ý đến một số vấn đề trong cách thức xây dựng chuồng trại ở một số khía cạnh như sau:
- Xây chuồng trại ở khu vực cao ráo, thoáng mát và đảm bảo diện tích từ 1 đến 3 con/m2
- Rào chắn xung quanh từ lưới B40, lưới hoặc tre, gỗ đều được
- Xây dựng thêm bể chứa tro, cát và điểm sinh hoạt cho gà tắm
- Đặt thêm một số máng sỏi, cát và đá nhỏ quanh khu vực chăn thả để gà tiêu hóa tốt hơn
- Chú ý nên đặt thêm dàn đậu cho gà cách nền khoảng chừng 0.5m và cách nhau khoảng 0.3 đến khoảng 0.4m do gà có tập tính ngủ trên cao
Nên xây chuồng hướng Đông hoặc hướng Đông Nam để thoáng mát và đón nắng sớm và tránh ánh nắng gay gắt vào buổi chiều.
Thức ăn cho gà mía
Ưu điểm của gà mía chính là khả năng tự kiếm ăn cao. Vì vậy bà con nông dân khi chăn nuôi giống gà mía có thể tận dụng một số phụ phẩm nông nghiệp như khoai, sắn, ngô, rau xanh….Hoặc trộn thêm cám gạo hoặc rau để gà ăn không bị tích mỡ. Nên bổ sung trùn đất cho gà để gia tăng lượng đạm cho gà phát triển tốt hơn.
Với gà mía khi còn nhỏ nên cho gà ăn thành nhiều bữa để luôn đảm bảo thức ăn thơm ngon, kích thích gà thèm ăn và ăn nhiều. Điều chỉnh máng ăn phù hợp với gà để thức ăn không bị rơi vãi khiến cho các loại nấm phát triển gây hại cho gà.
Còn đối vói gà nuôi nhốt thì bà con chú ý bổ sung thêm khoáng chất và vitamin E cho gà. Sau có giai đoạn úm gà thì bà con nên cho gà ăn thêm rau xanh và thức uống sạch để cho gà sinh trưởng.
Lịch tiêm vacxin và phòng bệnh cho giống gà mía
Lịch tiêm vacxin cho gà 1-105 ngày tuổi thông thuờng sẽ tuân thủ theo lịch trình của các giai đoạn như:
- 1 ngày tuổi: tiêm phòng bệnh Marek, Gumboro, dịch tả
- 10 ngày tuổi: phòng bệnh Gumboro và bệnh đậu gà
- 21 ngày tuổi: phòng bệnh dịch tả
- 28 ngày tuổi: phòng bệnh Gumboro
- 56 ngày tuổi: phòng bệnh dịch tả
- 105 ngày tuổi: phòng bệnh CRD
Bên cạnh việc tuân thủ theo lịch trình vacxin thì người chăn nuôi cũng cần phải có một số biện pháp phòng bệnh cho gà bằng một số việc như:
- Thường xuyên dọn dẹp, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ
- Hàng ngày mở cửa chuồng đón nắng để chuồng được khô ráo và tránh được sự ẩn nấp của các vi trùng gây bệnh
- Các lối đi vào chuồng luôn đảm bảo sạch sẽ để giảm thiểu bệnh tật cho gà
- Tẩy uế chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi 1 tháng/lần
- Cung cấp đầy đủ thức ăn sạch và một số loại vitamin cho gà (đặc biệt trong mùa nắng nóng và mùa đông giá lạnh.
Như vậy giống gà mía thuộc vào dòng gà có giá trị thương phẩm cao mà cách thức chăn nuôi lại không quá khó khăn cho bà con nông dân. Đây là giống gà đáng để cho bà con phải quan tâm trong mô hình chăn nuôi gà thả vườn hoặc gà nuôi nhốt tại gia đình mình. Hy vọng những kiến thức được nuoigada.com chia sẻ về giống gà mía cũng như cách nuôi gà đạt năng suất cao sẽ giúp ích cho tất cả bà con nông dân.
Xem thêm: Cách chữa bệnh eds trên gà (hội chứng giảm đẻ ở gà mái)