Thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến cho đàn gà nhà bạn xuất hiện triệu chứng sổ mũi, khò khè, tạo điều kiện cho các bệnh lý thường gặp gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy cách trị gà bị sổ mũi là kiến thức không thể thiếu của người chăn nuôi gà thương phẩm, gà nòi, gà đá. Hỗ trợ đảm bảo sức khỏe của gà luôn là tốt nhất. Với bài viết này Nuôi Gà Đá sẽ chia sẻ đến mọi người cách nhận biết – phòng bệnh – chữa bệnh sổ mũi trên gà ở hai bệnh lý “bệnh sổ mũi thông thường & bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà”.
Nội Dung
Bệnh sổ mũi thông thường
Gà chảy nước mũi thông thường nguyên nhân đến từ môi trường, thời tiết và do một số yếu tố chủ quan gây nên. Khi gà xuất hiện triệu chứng sổ mũi, khò khè cần chú ý đến một số nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:
- Chất độn chuồng quá cũ khiến môi trường trong chuồng bị ô nhiễm
- Thức ăn bị đổ nhiều xuống nền hoặc để quá lâu xuất hiện nấm, mốc
- Mật độ và nhiệt độ trong chuồng quá lạnh dẫn đến gà bị sổ mũi, khò khè
- Gà sau khi đi đá về không được om bóp, vỗ đờm
Nếu nơi ở của gà quá lạnh và thường xuyên bị gió lùa thì triệu chứng gà sổ mũi, khò khè là điều không tránh khỏi. Không những thế còn đi kèm với triệu chứng gà đi ngoài phân xanh, phân trắng. Trong trường hợp này cần phải xem lại chuồng trại để che đậy cho cẩn thật
Cách trị gà bị sổ mũi khò khè thông thường
Khi phát hiện gà bị khò khè thì cần được chữa trị ngay lập tức thì mới nhanh khỏi bệnh. Còn đối với gà đã bị và không được chữa trị kịp thời thì rất lâu khỏi thì nên thực hiện phương pháp tiêm hoặc uống kháng sinh là nhanh nhất. Vậy gà bị khò khè thì cho uống thuốc gì?
Công thức 1: Gà mới mắc bệnh thì cho uống nước gừng tươi được pha thêm với nước. Uống liên tục trong 2 ngày mỗi ngày 2 lần là sẽ khỏi
Công thức 2: Gà bị sổ mũi, khò khè nặng hơn thì nên sử dụng các loại thuốc đặc trị gà bị khò khè Ery. 2 ngày đầu thì cho gà uống mỗi ngày 1 viên (chia thành 2 lần, sáng ½ và chiều ½). Đến ngày thứ ba thì cho uống nguyên viên vào buổi sáng.
Bài đọc thêm: Nguyên nhân và cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza)
Còn đối với bệnh sổ mũi truyền nhiễm thì có cách chữa phức tạp hơn. Do khả năng lây lan của bệnh khá nhanh, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Nhận biết triệu chứng này ra sao? Chữa trị như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Bệnh Coryza do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum gây ra. Là một dạng vi khuẩn hiếu khí được nuôi cấy trong môi trường thạch máu, sau 24h cho ra những vi khuẩn lạc tách nhỏ như hạt sương.
Loại vi khuẩn này được chia làm 3 serotype A, B và C luôn có sự tương quan về các receptor. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại 2 – 3 ngày trong môi trường ngoài nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt và các chất khử trùng thông thường.
Con đường lây lan
- Do các vật trung gian mang mầm bệnh lưu trú trong môi trường nuôi gà như các loại chim hoang dã
- Lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm thường xuất hiện trên mọi lứa tuổi của gà, các trang trại nuôi hỗn hợp nhiều loại gia cầm thì càng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà thời gian ủ bệnh thường 1-3 ngày. Và 2-3 ngày sau bắt đầu biểu hiện các triệu chứng và tiếp tục lây lan nhanh chóng thông qua các dịch được tiết ra từ gà bệnh
Triệu chứng của gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Triệu chứng được biểu hiện bên ngoài của gà thường khá giống với bệnh CRD. Do vậy cần quan sát kỹ từng triệu chứng để đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp.
- Gà khò khè có đờm, giảm ăn, ủ rũ
- Đầu và mặt bị sưng phù
- Dịch mũi từ trong chuyển sang đặc và đóng cục mủ trắng khi ấn tay vào thấy cứng, 2 mũi phình to
- Mắt bị viêm kết mạc, mí mắt dính vào nhau nên quan sát rất khó
- Giai đoạn cuối gà bị khó thở và ho
Bệnh tích
Các bệnh tích thường thấy ở gà bị mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm khi được giải phẫu thường được tập trung ở xoang mũi, mắt, đầu là dễ nhận biết nhất.
- Xoang mũi thấy viêm lúc đầu trong, sau đặc
- Đầu, tích bị phù thũng
- Xoang niêm mạc, kết mạc mắt bị viêm đỏ
Cách trị gà bị sổ mũi truyền nhiễm
Đối với gà mắc bệnh sổ mũi truyền nhiễm Coryza thì sử dụng vacxin được coi là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất và mang lại hiệu quả rất cao. Các loại kháng sinh sử dụng trong việc chữa gà bị sổ mũi gồm có:
- Streptomycin
- Dihydrostreptomycin
- sulphonamide
- Tylosin
- Erythromycin
- Flouroquinolones
- Gentamycin
Các loại thuốc này có thể trộn trong thức ăn hoặc nước uống cho gà uống. Tùy từng vào tình trạng của gà điều chỉnh liều lượng cho hợp lý. Đối với vấn đề này thì bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sỹ thú y để biết chắc chắn bệnh và liều lượng cho từng cá thể gà.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm các chất long đờm để vi khuẩn không tấn công vào đường hô hấp khiến cho gà không thể hô hấp bình thường được.
Lưu ý: Khi sử dụng Gentamycin thường làm cho gà mệt mỏi nên cần nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng kháng sinh.
Cách phòng bệnh sổ mũi ở gà
- Nên để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi để loại bỏ mầm bệnh ra khỏi chuồng
- Phun thuốc sát trùng cho chuồng trại theo định kỳ
- Thay đệm lót chuồng thường xuyên tránh vi khuẩn ẩn nấp gây bệnh
- Không để cho chuồng trại bị gió lùa khiến cho gà bị nhiễm lạnh
- Chủng ngừa cho gà theo thời điểm một lần ở tuần 4 và một lần ở tuần 6
- Thường xuyên quan sát biểu hiện của gà, nếu xuất hiện triệu chứng lạ thì cần được khác phục ngay.
- Gà bệnh cần được cách ly với đàn gà còn lại để tránh lây lanh nhanh chóng. Vượt qua mức độ kiểm soát gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Thời gian và cách trị gà bị sổ mũi sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ và tình trạng của mỗi cá thể gà thì phương pháp mới đem lại hiệu quả cao. Các bệnh lý sổ mũi thì xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà. Nên cách tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh“, quy trình phòng bệnh có tốt thì mới hạn chế được tối đa hầu hết các loại bệnh do thời tiết, môi trường gây ra trên gà. Đặc biệt là gà đá cần tuân thủ các quy trình về om bóp, vô đờm sau khi đi đá về.
Xem thêm: Phân biệt tiếng gà gáy nhận biết linh kê, thần kê