Bệnh đường ruột ở gà hay còn được gọi là bệnh viêm ruột hoại tử trên gà. Là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện kế phát sau các bệnh nguyên phát như cầu trùng, tiêu chảy, thương hàn…Do triệu chứng khá giống với các bệnh nguyên phát dẫn đến việc người nuôi mua sai thuốc nên kết quả điều trị không cao. Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi và điều trị bệnh cho đàn gà. Gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho bà con. Do vậy, trong bài này sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đường ruột trên gà.
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở gà
Bệnh viêm hoại tử đường ruột do vi khuẩn Clostridium perfringens gây nên. Ở trạng thái bình thường chúng là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột tham gia vào quá trình lên men và phân hủy thức ăn. Tuy nhiên, một số tác động từ bên ngoài như rối loạn tiêu hóa, gà quá đói hoặc quá khát, chuồng trại ẩm ướt…Khiến cho đường ruột thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản nhanh phá vỡ thế cân bằng trong đường ruột. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào lông mao niêm mạc gây ra viêm xuất huyết đường ruột. Nặng hơn sẽ là hiện tượng nhiễm trùng máu gây ra cái chết nhanh chóng cho gà bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích của bệnh đường ruột ở gà
Triệu chứng của bệnh
Bệnh viêm hoại tử đường ruột thường xảy ra ở 2 thể: thể mãn tính và thể cấp tính. Cả 2 thể đều có triệu chứng gần giống nhau nhưng ở thể cấp tính gây ra cái chết với tỷ lệ cao hơn ở thể mãn tính
Thể cấp tính
- Gà kém ăn, lười đi, hoạt động chậm chạp
- Nặng hơn gà nằm sắp gục đầu, xã cánh không thể tự đứng và đi lại được
- Tỷ lệ chết thường là 5 – 25%
Thể mãn tính: biểu hiện không rõ ra bên ngoài khi gà vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên lại chậm lớn và giảm cân nhanh chóng. Gà chết do gầy, thể lực kém dần.
Bệnh tích
Giải phẫu cá thể gà bệnh có bệnh tích rõ rệt tập trung nhiều ở đường ruột và có các đặc điểm sau:
- Xuất huyết tràn lan ở dưới da, ruột
- Niêm mạc có nhiều đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt
- Thành ruột dày lên và xung huyết. Xuất hiện dịch nhầy, phủ màng nâu vàng
- Một số gà bệnh khác các vùng hoại tử tạo vết loét hoặc đám loét phủ vàng ngà, gan, thận, lách sung to biến màu…
Bài đọc thêm: Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả
Bệnh đường ruột ở gà – cách phòng và điều trị
Đối với bệnh viêm hoại tử đường ruột ở gà cách phòng và điều trị luôn có sự kết hợp với nhau. Vừa có lợi cho sức khỏe của gà mà vừa ngăn chặn được việc sản sinh quá nhanh của các vi khuẩn có trong đường ruột.
Cách phòng bệnh đường ruột ở gà
- Vệ sinh môi trường chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng thích hợp
- Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo
- Không cho gà ăn thức ăn đã bị nhiễm nấm mốc hoặc để lâu ngày
- Hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức ăn một cách quá đột ngột
- Sử dụng vacxin phòng bệnh theo định kỳ bằng một số loại vacxin: Linco 25%, Chlotetra, Sulfatrimix
- Bổ sung điện giải Gluco – K – C – HDH hoặc điện giải – K – C – VIT
Phương pháp điều trị bệnh đường ruột trên gà
Khi phát hiện gà bệnh cần phải tách riêng để thuận tiện cho quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho gà. Bên cạnh đó kết hợp với phương pháp điều trị theo 1 trong 3 phác đồ ở dưới đây
Phác đồ 1: Dùng Linco 25% trộn vào nước uống theo tỷ lệ 1:4 (1g thuốc với 4 lít nước). Hoặc trộn vào thức ăn theo tỉ lệ 1:15 (1g: 15kg). Đồng thời bổ sung điện giải Gluco – K – C – HDH. Sử dụng liên tục trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2: Dùng Chlotetra trộn vào thức ăn (1g: 6kg) hoặc nước uống (1g: 1 lít). Kết hợp thêm với điện giải Gluco – K – C – HDH. Sử dụng trong 5 ngày.
Phác đồ 3: Dùng Sulfatrimix trộn cùng với thức ăn (1g: 4kg) hoặc nước uống (1g: 2 lít). Sau đó sử dụng thêm thảo dược – K – C để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho gà
Bệnh đường ruột ở gà nếu biết cách phòng tránh tốt thì cơ hội để vi khuẩn đường ruột phát triển là không có. Nhưng một khi đã mắc bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh kịp thời theo một trong ba phá đồ kể trên. Để ngăn chặn bệnh biến chứng sang thể khác gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Cách vần gà chọi tơ trong giai đoạn 7 tháng tuổi trở lên