Sau mỗi trận đấu khốc liệt thì gà bị tang là một trong những điều khó tránh khỏi, đặc biệt đối với gà đá cựa. Vì vậy, cần có một cách nuôi gà đá bị tang tốt nhất để giúp cho gà nhanh chóng hồi phục cả về thể chất lẫn thể lực. Với bài chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ đưa ra một cách xử lý chỗ bị tang và phương pháp nuôi gà tang hiệu quả nhất.
Cách xử lý chỗ bị tang đúng cách
Gà vừa đi đá về thường có dấu hiệu bị tang và phù. Do vậy, bước đầu tiên trong cách trị gà bị tang cần kiểm tra kỹ cựa. Sử dụng tăm hoặc chân nhang se vào lổ cựa để lấy hết chất dơ, thoa dầu xanh kết hợp với uống thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, nếu bị tang nhiều thì cách trị gà bị tang tốt nhất là cho gà uống thuốc tan máu bầm cho gà và thuốc kháng sinh tổng hợp (B625, B1000). Trong trường hợp gà bị ói thì cần súc kỹ bầu diều để làm sạch máu cục bên trong. Sau đó cho gà uống nước mắm nhĩ và ở nơi tránh gió, ấm áp. Qua ngày hôm sau thì bắt đầu cho uống nước cua đồng xay đã được lọc bã. Chắc chắn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.
Nhưng nếu gà bị tang mà phù đầu, phù cổ thì cách làm tan máu bầm sẽ được thực hiện bằng cách. Vạch mỏ gà ra, tạo một đường rạch dưới lưỡi khoảng 0.5 cm vuốt nhẹ từ từ thì gà sẽ dần sẽ hết bầm
Gà bị cựa thì cho uống thuốc gì?Trường hợp nuôi gà đá bị cựa đánh trúng mắt thì trước khi thực hiện cách nuôi gà đá bị tang. Thì cần sử dụng hoa đu đủ vò nát rồi chà lên mắt. Mắt bị đen sẽ nhanh khỏi hơn. Có một cách là dùng ruồi xanh để chữa mắt nhưng hiệu quả không cao bằng hoa đu đủ.
Ngoài ra, đối với trường hợp gà bị trúng gió vẹo cổ thì dùng dầu gió xoa bóp 2-3 lần vào vị trí biểu hiện trúng gió, trước khi đi ngủ cũng om bóp 1 lần. Theo dõi 1-2 ngày sau quan sát thể trạng gà. Lưu ý phải đưa gà vào ngay chỗ kín gió, ấm áp để nhanh hồi phục.
Cách nuôi gà đá bị tang
Gà bị tang có sức khỏe khá yếu do những vết thương, máu bầm gây ra sau quá trình thi đấu. Vì thế, chuồng nuôi của gà cần phải đảm bảo được kín gió. Thoáng mát, nhưng vẫn phải ấm áp. Để tránh cho gà bị nhiễm lạnh khiến cho vết thương trở nên nặng hơn.
Sau khi thi đấu về mà gà bị tang thì không nên cho ăn ngay mà để gà nhịn đói. Ngày hôm sau, khi gà khỏe hơn thì cho ăn nhẹ bằng cơm nóng, rau xanh. Hoặc một chút thức ăn dinh dưỡng đã được nấu chín như: lươn, trạch nhỏ, cá…. Đến khi nào gà hồi phục hoàn toàn thì mới tiếp tục cho ăn theo chế độ như bình thường
Bài nên đọc: Cách nuôi gà đá tơ sớm thành chiến kê đá hay đòn giỏi
Lưu ý khi chăm sóc gà bị tang
Giai đoạn này, gà đang gặp chấn thương nên tuyệt đối không om bóp hay vần gà. Mà để cho gà nghỉ ngơi để vết thương mau lành, đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Trong quá trình nuôi có thể nhận thấy, gà đá ngoài việc bị tang. Thì một số trường hợp nặng có thể bị gãy cánh. Trường hợp này cần được nẹp cố định và nhốt trong chuồng hẹp để tránh gà vỗ cánh làm vẹo cánh. Cho gà bị gãy cánh uống thêm canxi dioxin để vết thương mau lành, xương được cứng cáp hơn. Sau 1 tháng táo nẹp, nếu gà đạp cánh và bay bình thường. Thì tiếp tục đưa vào chế độ nuôi để tham gia các trận gà đá cựa sắt tiếp theo. Ngược lại thì chỉ dùng được đạp mái mà thôi.
Ngoài bị tang thì gà bị trúng gió vẹo cổ cũng là một vấn đề thường gặp. Thì để chữa gà trúng gió vẹo cổ chỉ cần dùng dầu gió để bóp liên tục cho gà là xong. Một số người còn sử dụng cách dân gian như cho gà ăn thạch sùng ngâm rượu. Mang lại kết quả cũng rất tốt.
Cách nuôi gà bị tang giúp gà mau hồi phục thì phải nắm rõ được cách xử lý vết tang. Có như vậy mới giúp gà nhanh khỏi, tránh được những xâm nhập của những vi khuẩn trong môi trường. Đặc biệt, nơi ở của gà bị tang phải đáp ứng được vệ sinh sạch sẽ. Thoáng mà ấm nhưng phải kín gió. Thực hiện nghiêm ngặt như vậy thì chỉ trong một thời gian ngắn thì gà chiến đã có đủ sức khỏe để quay lại môi trường thi đấu.
Xem thêm: Các bài thuốc dân gian trị bệnh cho gà hiệu quả tới 99%