Cách nuôi gà đá bị gãy cánh do chấn thương sau trận đấu hoặc do một số tác động từ bên ngoài đòi hỏi phải có một quy trình chăm sóc đặc biệt. Quá trình này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc gà có thể tiếp tục tham gia thi đấu sau thời gian dưỡng bệnh hay không. Để vết thương này nhanh hồi phục thì cần biết cách xử lý vết thương. Đồng thời, về chế độ dinh dưỡng, nghĩ ngơi cũng là một yếu tố giúp gà gãy cánh hồi phục nhanh chóng. Để làm được điều này thì các bạn cần phải làm như sau:
Nội Dung
Cách xử lý và cách nuôi gà đá bị gãy cánh tốt nhất
Để xử lý và nuôi gà gãy cánh hiệu quả sẽ được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần được thực hiện đúng cách, đúng thời gian. Có như vậy, gà mới nhanh chóng được hồi phục mà lại ít để lại tật.
Giai đoạn 1: Xác định vị trí gãy
Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện gà gãy cánh chính là xác định vị trí gãy. Sau đó tiến hành vặt lông vị trí gãy để tạo thành chỗ lõm có bán kính khoảng tầm 2 cm là được. Tiếp theo thực hiện các bước đầu tiên trong cách chữa gà bị gãy cánh như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau cho gà (khoảng ½ viên thuốc giảm đau cho gà là được)
- Dùng đá chườm vào cánh gà bị gãy (1 người giữ gà, 1 người kéo nhẹ cánh ra chườm). Thực hiện thao tác liên tục trong thời gian 15 phút
- Sử dụng muối để đắp vào chỗ gãy. Và dùng nẹp, nẹp phần gãy và băng lại.
- Một ngày thay băng 3 lần: sáng, chiều, tối. Lưu ý không nên băng quá chặt làm thịt chỗ băng bị chết.
Giai đoạn 2: Cách nuôi gà đá bị gãy cánh
Sau khi gà được băng bó thì cần được nuôi và chăm sóc đặc biệt. Cụ thể, gà sẽ được nhốt trong môi trường chuồng chật trong 1 tuần. Chuồng sao cho gà đủ để xoay người là được, để tránh gà vỗ cánh làm vết thương nặng hơn. Thức ăn cho gà ngoài thành phần chính là thóc, lúa, rau xanh. Thì giai đoạn này nên cho ăn thêm tôm, tép hoặc sò huyết để bổ sung canxi.
Lưu ý: Để cách chữa gà bị gãy cánh hiệu quả thì không làm cho gà hoảng sợ nhiều quá khiến cho gà va đập, chạy loạn khi được thả ra sau 1 tuần khi vết thương chưa liền hẳn. Lúc đó, gà vẫn được nẹp và thay bằng đều đều.
Bài đọc thêm: Cách nuôi gà đá mau có lực sức bền cao, chịu đòn tốt
Giai đoạn 3: Tháo băng kết hợp om bóp cho gà bị gãy cánh
Thêm 1 tuần nữa thì gà có thể được tháo băng ra ngoài. Nhưng tránh thả gà nơi có nhiều cây cối, nhánh cao, hay bờ tường để gà nhảy lên. Vì vết thương mới liền nên gà không nên bay quá cao.
Ở giai đoạn này thì bớt lượng tôm, tép và sò lại mà bắt đầu ăn chế độ như bình thường. Ngoài ra, nên kết hợp với om bóp bằng rượu thuốc nhưng không để day ra lông mà chờ cho khô mới bắt đầu cho gà xếp cánh.
Sau 3 giai đoạn trên khoảng thời gian sau hoặc sau khi gà thay lông xong thì có thể tiếp tục tham gia vào quá trình luyện tập và thi đấu trên đấu trường
Cách chữa gà bị gãy chân cũng tương tự như khi gà gãy cánh. Có điều gà cần được nẹp vị trí gãy cho chính xác để tránh việc chân gà bị tật hay bị vẹo sau này. Vì thế gà bị gãy chân phải làm sao thì bạn hãy thực hiện theo trình tự các bước ở trên nhé. Ngoài ra khi gà xuất hiện thêm tình trạng bị đau chân thì mọi người cũng có thể tham khảo các cách làm có trong bài viết: ” 3 cách chữa gà bị đau chân hiệu quả sau vài ngày“
Một số lưu ý cho người chơi đá gà
Việc tìm đến các địa chỉ bán gà đá thì dễ có thể bắt gặp tại nhiều nơi như Cao Lãnh, Bắc Giang, Hà Nội, Bình Định hay các địa chỉ bán gà chọi Thái Bình. Nhưng việc chăm sóc mới là điều quan trọng, đặc biệt là sau khi thi đấu. Bởi không những gặp phải tình trạng bị gãy cánh mà còn có thể bị thêm nhiều vấn thương khác như:
- Cơ thể bị bầm tím
- Chân co cứng, sưng cụm bàn chân do không được ngâm nước lạnh sau đá
- Gà bị khò khè, mốc lác khi không được vỗ đờm, lau nước ấm…
Vì thế, ngoài tìm hiểu về cách chữa gà bị gãy cánh thì cũng phải trang bị những kiến thức trong quy trình chăm sóc gà đá. Để những chiến kê có thể tiếp tục góp mặt trong các trận đấu khác chứ không phải đá một lần rồi thôi.
Cách chữa gà gãy cánh đã xử lý xong nhưng trong trường hợp gà bị gãy cựa, gãy móng hoặc gà bị gãy chân phải làm sao? Đây cũng không phải là một triệu chứng quá khó để bắt gặp, đặc biệt là đối với gà đá.
Cách chữa gà bị gãy chân, gãy móng
Cách chữa gà con, gà trưởng thành bị gãy chân thì không khác gì so với việc gà bị gãy cánh đều phải xác định vị trị gãy. Nhưng chân thì cần phải dùng nẹp để tránh chân gà bị dị tật sau này. Còn đối với trường hợp gà bị gãy móng (chủ yếu là móng thới) do quá trình sổ hay tiếp đất sai cách gây ra.Thì nếu móng không thối thì cứ để yên đó sau sẽ tự khỏi. Còn nếu móng bị thối thì phải rút móng để tránh làm ảnh hưởng đến cả bàn chân.
Sau khi gà bị gãy chân, gãy móng mà xuất hiện thêm tình trạng gà bị rót không dám ra thi đấu. Thì mọi người nên học hỏi thêm về kinh nghiệm trong: ” Cách nuôi gà đá bị rót trở nên “Đá sung” trong nháy mắt“. Để gà lấy lại được phong độ như ban đầu.
Cách chữa gà bị gãy cựa
Gà chiến trong quá trình sổ nếu không may sẽ có thể bị gãy cựa là chuyện rất bình thường. Cách chữa cũng khá đơn giản, thế nhưng lại rất mất thời gian để chờ cựa có thể mọc lại như ban đầu. Thông thường, khi gà bị gãy cựa thì có thể bẻ nốt cựa còn lại ( có thể có hoặc không). Sau đó dùng p76 bôi vào và dùng băng dính dán lại để cầm máu. Qua ngày hôm sau vết cựa đã khô thì dùng vôi ăn trầu bôi vào cả hai cựa. Khi nào vôi khô thì tiếp tục bôi, sử dụng trong 5 ngày liên tiếp. Bên cạnh đó thì nên bổ sung canxi cho gà chọi nhanh lành vết thương.
Cách nuôi gà đá bị gãy cánh cần phải biết đến cách xử lý an toàn nhất. Bởi chỉ cần lệch một chút cũng khiến cánh gà bị vẹo hoặc để lại tật lớn. Ảnh hưởng nhiều đến khả năng bay khi đá. Nặng hơn còn khiến cho gà không thể tiếp tục trở lại sàn đấu. Vì vậy, người nuôi gà đá cần phải nắm chắc kiến thức, kỹ thuật xử lý gà gãy cánh khi xảy ra trường hợp xấu gà trong quá trình thi đấu. Để biết thêm cách nuôi gà đá bo lớn, gà chọi mau ra lông, thay lông nhanh. Hoặc tham khảo một số loại thuốc trị thương cho gà đá thì truy cập ngay nuoigada.com để biết thêm nhiều thông tin chi tiết
Xem thêm: Xám Thần – gà chọi hay nhất miền bắc