Cách bảo quản trứng gà để ấp là yếu tố quan trọng để đạt được tỷ lệ trứng nở như mong muốn. Tưởng chừng như công việc này khá đơn giản. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình ấp nở thì không phải bất kỳ người nuôi gà chọi nói riêng và nuôi gà nói chung đều làm được. Vậy có những phương pháp nào để bảo quản trứng gà ấp an toàn và hiệu quả nhất? Cùng nuôi gà đá tham khảo qua một số cách bảo quản được chia sẻ ở nội dung dưới đây.
Nội Dung
Quy trình thu gom trứng gà
Trước khi tìm hiểu cách bảo quản trứng như thế nào là tốt nhất thì bà con cần phải biết quy trình thu gom trứng như thế nào cho đúng. Vì quá trình thu gom trứng đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ trứng bị nứt, xô vỡ.
Thông thường gà sẽ đẻ vào khoảng thời gian từ 9h sáng đến 3h chiều. Sau khoàng thời gian này cần thu gom trứng ngay để tránh bị bẩn. Thực hiện thu gom trứng để bảo quản cần hết sức nhẹ nhàng và không nên xếp chồng lên nhau.
Trong trường hợp trứng ấp bị bẩn thì dùng khăn mềm lau nhẹ hoặc chờ vết bẩn khô rồi bóc. Tuyệt đối không lau mạnh tay hoặc rửa bằng nước vì dễ làm mất lớp phấn bảo vệ trứng ở bên ngoài. Tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập làm hỏng trứng trong quá trình ấp.
Các cách bảo quản trứng gà để ấp an toàn nhất
Hiện nay thì có 2 cách bảo quản trứng thông dụng nhất là bảo quản trong điều kiện thường và trong môi trường nhiệt độ lạnh. Dù cho ở phương pháp nào thì cũng cần đến 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ gà con nở ra là:
- Thời gian bảo quản trứng trước khi vào lò ấp không quá 5 ngày
- Nên đảo trứng mỗi ngày một lần trong suốt thời gian bảo quản
Dưới đây sẽ là 2 cách bảo quản trứng gà để ấp cho ra tỷ lệ nở cao nhất mà được rất nhiều trang trại chăn nuôi gà chọi, gà thịt uy tín sử dụng.
Cách bảo quản trứng gà để ấp ở bên ngoài
Bảo quản trứng trong môi trường ngoài chỉ áp dụng khi thời tiết bên ngoài mát mẻ, khô ráo. Còn lại khi trời quá nóng, trứng dễ bị hỏng. Thì nên áp dụng phương pháp bảo quản trứng khác để đảm bảo an toàn hơn. Phương pháp bảo quản trứng gà ở môi trường ngoài như sau:
Với thời tiết khô ráo, mát mẻ thì cho trứng vào rổ để dưới gầm giường. Hoặc nơi thoáng không có ánh nắng trực tiếp hoặc mưa dột. Cách bảo quản này không nên để trứng quá 5 ngày. Do thời tiết có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng
Nếu thời tiết ẩm ướt thì xếp trứng theo kiểu 1 lớp mùn cưa (trấu) thì xếp một lớp trứng để hút ẩm không làm hỏng trứng.
Đọc thêm: Cách ghép gà trống mái tạo chiến kê siêu đẳng cấp
Cách bảo quản trứng gà để ấp trong tủ lạnh
Cách thứ hai là bảo quản trứng gà ấp trong tủ lạnh. Với cách này sẽ bảo quản được trong thời gian dài hơn nhưng quy cách trước khi bước vào giai đoạn bảo quản cũng cầu kỳ hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường. Bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Sau khi thu gom trứng thì tiến hành vệ sinh qua tránh làm mất màng phấn bên ngoài của trứng
Bước 2: Bọc giấy báo cho từng quả trứng và đặt vào khay to. Nếu có khay đơn thì đặt đầu to của quả trứng lên trên, đầu nhỏ xuống dưới.
Bước 3: Điều chỉnh nhiệt độ về mức 1(Lưu ý không đặt trứng ở cửa tủ lạnh do nhiệt độ hay biến động khi đóng, mở tủ)
Bước 4: Dọn sạch ngăn lạnh, tuyệt đối không để gần trứng với các loại thực phẩm nặng mùi khác như hành, tỏi, ớt…
Lưu ý: Khi bỏ trứng bảo quản trong tủ lạnh mang vào lò ấp cần đặt trứng vào giấy mềm có khả năng thấm hút tốt trong khoảng 3-4 tiếng để giúp trứng cân bằng nhiệt với môi trường. Sau đó mới di chuyển vào lò ấp thì tỷ lệ nở sẽ cao hơn.
Thực hiện cách bảo quản trứng gà để ấp nghiêm ngặt theo đúng quy trình sẽ mang đến một tỷ lệ trứng nở cao hơn rất nhiều so với bình thường. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bà con nông dân. Và các anh em nuôi gà đá hiểu rõ hơn về quy trình thu gom và bảo quản trứng gà trước khi đưa vào lò ấp.