Bệnh ILT trên gà (tên thường gọi là viêm khí quản truyền nhiễm) là một căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với chăn nuôi gà ở nước ta. Khi một cá thể nhiễm bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời thì tỷ lệ chết và lây lan cho đàn rất cao. Bởi vậy hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh viêm khí quản truyền nhiễm là vấn đề hết sức cần thiết. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách phòng và điều trị ILT trên gà hiệu quả nhất đến từ các chuyên gia.
Nội Dung
1. Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh ILT trên gà
Bệnh ILT gây ra bởi một virus thuộc họ Herpesviridae. Chúng là một loài virus nguy hiểm. Vị trí kí sinh của Herpes trong cơ thể là tại niêm mạc đường dẫn khí của vật chủ. Bởi vậy, chúng là tác nhân chính khiến gà mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Độ tuổi & con đường lây truyền bệnh ILT
Đối tượng của bệnh ILT chủ yếu là gà có độ tuổi từ 4 đến 14 tuần. Tuy nhiên không vì vậy mà được phép chủ quan. Các nhà khoa học đã ghi nhận đầy đủ tất cả các trường hợp mắc bệnh ILT ở các tuần tuổi khác nhau.
Bệnh ILT trên gà được lây nhiễm vào cơ thể gà thông qua các loài chim di trú và những cá thể gia cầm mắc bệnh. Chúng là môi trường thích hợp để virus phát triển và tồn tại trong thời gian dài, có thể lên tới 1-2 năm.
Virus gây bệnh đi vào cơ thể gà lành thông qua đường hô hấp hoặc mắt. Dịch tiết của gà nhiễm bệnh mang virus được thải ra môi trường và nguy bám dính vào các dụng cụ chăn nuôi, lương thực, nước, chất độn chuồng. Các cá thể khác qua quá trình ăn uống, tiếp xúc gần sẽ bị virus xâm nhập và nhiễm bệnh ILT.
3. Triệu chứng bệnh ILT trên gà
Khi nhiễm virus, gà sẽ không mắc bệnh ngay. Chúng sẽ ủ bệnh từ 5 đến 12 ngày rồi mới có những triệu chứng cụ thể. Đầu tiên, khả năng ăn của gà sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, sản lượng trứng thấp, gà gầy đi, lông ướt, xù xì. Di chuyển chậm chạp, ủ rũ.
Tiếp theo, người chăn nuôi có thể thấy gà mắt và mũi của gà chảy nước. Cảm giác việc thở của gà gặp khó khăn. Chúng phải ngửa cổ lên trời, há rộng hoặc vẩy mỏ để hít không khí.
Trong chuồng nuôi, nếu để ý có thể nhìn thấy những vết máu dính tại tường. Thậm chí trên mỏ của gà cũng sẽ xuất hiện một số đoạn giọt khô bám lên.
Những triệu chứng của bệnh ILT trên gà sẽ ngày một nghiêm trọng hơn theo thời gian. Số lượng gà chết ngày một tăng lên nếu không có giải pháp chữa trị kịp thời.
4. Phác đồ điều trị bệnh ILT gà hiệu quả
Bệnh ILT ở gà gây ra bởi Herpesviridae, một loài virus truyền nhiễm. Cho đến nay vẫn chưa có vacxin ILT cho gà, do đó khi xuất hiện triệu chứng ở gà, người nuôi cần tiến hành các biện pháp nhằm tránh việc virus tiếp tục sinh sôi, phát triển. Đồng thời, cho gà sử dụng những chế phẩm nhằm tăng cường thể lực. Từ đó, cơ thể gà tự sản sinh ra kháng thể để đẩy lùi virus của bệnh ILT trên gà
Đầu tiên hoà tan các loại thuốc như Paracetamol, Bromhexin, Anagin C, Prednisolone,…trong thức ăn, nước uống có công dụng hạ sốt, hạn chế việc tiết đờm, khơi thông khí quản. Giúp gà dễ thở, tránh việc mệt mỏi kéo dài, tăng khả năng ăn trở lại.
Bênh cạnh đó, sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh ví dụ như Amoxicillin, Doxycilin,…nhằm hạn chế sự phát triển của virus.
Bổ sung thêm các loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, khoáng chất. Khi gà mạnh khoẻ, đề kháng tốt, cơ thể tự tiêu diệt được virus gây bệnh.
5. Biện pháp phòng bệnh ILT trên gà
Bệnh ILT trên gà lây nhiễm chủ yếu thông qua việc tiếp xúc giữa gà lành với các vật thể trung gian chứa mầm bệnh. Đó có thể là máng ăn, uống, chất độn chuồng,…Vì vậy quá trình chăn nuôi cần phải tiến hành vệ sinh nơi chăm sóc và các dụng cụ thật sạch sẽ. Thường xuyên khử trùng bằng dung dịch nước clo. Đệm lót sinh học cần được định kỳ thay thế, làm mới, tránh virus gây hại có điều kiện sinh sôi, phát triển.
Ngoài ra, không được cho những loài gia súc, gia cầm khác đến gần chuồng nuôi. Bởi chúng hoàn toàn có khả năng mang virus gây bệnh lây lan cho đàn. Đảm bảo tất cả gà con được đưa vào chăm sóc ở một thời điểm và cũng xuất chuồng cùng nhau. Bởi đàn gà sẽ giữ nguyên thể trạng khoẻ mạnh từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình nuôi vì không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nào khác.
Cùng với việc hạn chế các mối nguy cơ gây hại, người nuôi cũng nên tuân thủ quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện nay, trên thị trường có vắc xin medivac ILT có công dụng hiệu quả lên tới hơn 95%.
Thường xuyên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để gà tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố làm gà bị stress. Trong đó bao gồm: Giữ khoảng cách hợp lý giữa các cá thể để chúng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, đầy đủ. Trộn lẫn đệm lót sinh học (trấu, mùn cưa,…) với men vi sinh vật sẽ giúp chuyển hóa chất thải của gà không còn mùi hôi thối, độc hại khiến gà căng thẳng, khó chịu, giảm sức ăn.
Bệnh ILT trên gà có những diễn biến hết sức nguy hiểm. Người chăn nuôi không được phép chủ quan mà cần tuân thủ các quy định về kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất tác hại của loại bệnh này trong chăn nuôi.