Bệnh Gumboro ở gà là bệnh gì? Đó là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Có khả năng lây lan nhanh và có tỷ lệ chết là 50%. Trong thực tế, gumboro lây lan trên mọi lứa tuổi ở gà, đặc biệt là trong giai đoạn gà được 12 tuần tuổi. Có thể nói, đây là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng của gà, gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế. Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng bệnh gumboro ở gà như thế nào?Cách phòng và điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ở gà
Bệnh Gumboro do virus thuộc họ Binaviridae và là loại virus 2 sợi gây ra. Loại virus này có sức đề kháng cực cao ngoài môi trường nên những biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt được chúng.
Virus của bệnh Gumboro có 3 con đường lây lan chính:
-
- Lây từ mẹ sang con
- Lây theo đường thức ăn, nước uống, qua không khí có trong chuồng trại
- Lây qua dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống), người chăn nuôi, các động vật trung gian (chim trời, chuột, gián…)
Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus sẽ tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, của gan. Sau đó sẽ đi đến các túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hỉnh tại các cơ quan được kể trên.
Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà
Thời gian ủ bệnh của gà thường từ 2 – 3 ngày. Sau đó mới bắt đầu có các biểu hiện cụ thể ra bên ngoài như sau:
- Gà sốt cao, ủ rũ, xù lông, nằm gục chồng lên nhau
- Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, không bình thường
- Gà đi ngoài phân loãng, ban đầu có màu trắng ngà, sau chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng có lẫn máu.
- Xuất hiện tình trạng tự mình quay lại cắn vào hậu môn
Triệu chứng của bệnh Gumboro
Bệnh tích bệnh Gumboro ở gà
- Xuất huyết ở thành vệt, thành dải ở cơ đùi, cơ ngực
- Túi tròn phía trên hậu môn sưng to gấp 3 lần bình thường (ở 4 ngày đầu mắc bệnh). Sau đó teo nhỏ dần trong 10 ngày tiếp theo đối với những con gà hồi phục.
- Bên trong của túi pha xuất huyết hoặc có bã đậu
- Thận sưng to, bên trong có nhiều muối Urat
Cách phòng bệnh Gumboro
Để phòng bệnh Gumboro hiệu quả nhất thì cần chú ý đến 3 yếu tố là: môi trường, vacxin phòng bệnh và một số loại thuốc nhằm tăng sức đề kháng cho gà. Đảm bảo thực hiện tốt 3 yếu tốt trên thì sẽ hạn chế được tối đa mức độ mắc bệnh trên gà. Quy trình phòng bệnh gồm có 3 bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh chuồng trại
Khu vực chăn nuôi gà là yếu tố cần phải được xử lý đầu tiên. Bởi đây không những là nơi ở của gà mà cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên. Nguyên tắc cho một chuồng nuôi cho gà cần phải làm như sau:
- Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng, mát mẻ vào ban ngày, ấm áp vào ban đêm
- Rắc chất độn chuồng lên nền trấu (1kg/ 10-20m2). Lớp độn chuồng có thể trộn cùng vôi bột để diệt khuẩn
- Phun sát trùng bằng Bestaquam – S theo định kỳ 1 – 2 lần/ tuần
Bước 2: Sử dụng vacxin phòng bệnh
Bệnh Gumboro được chủng ngừa phòng bệnh bằng vacxin Nobilis Gumboro 228E hoặc Gum D78 theo định kỳ. Hoặc tuân thủ theo lịch phòng bệnh vacxin từ các chuyên gia thú y
Bước 3: Bổ sung các loại thuốc trợ lực và tăng sức đề kháng
Để trợ lực và tăng sức đề kháng cho gà cần pha Zymepro vào nước uống với liều lượng 1g/ 1 lít nước. Cho uống 3 – 5h/ ngày. Nên bổ sung hàng ngày để giúp cho gà tiêu hóa tốt và hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi chuồng nuôi và giảm khả năng tiêu chảy ở gà.
Bên cạnh đó, cần phải bổ sung thêm một số loại thuốc để năng cao sức đề kháng như tăng lực, chống stress, bổ gan thận.
Bài đọc thêm: Chia sẻ phác đồ điều trị bệnh thương hàn gà
Phương pháp trị bệnh Gumboro ở gà
Khi gà mắc bệnh thường đi kèm với triệu chứng sốt cao, mất nước, cộng với ngộ độc thận và nhiễm trùng kế phát. Vì thế công tác trị bệnh cần được làm ngay lập tức, lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh
Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại bằng Bestaquam – S phun 1 lần/ ngày. Luôn đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng nuôi.
Bước 2: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt: Dùng Paradise liều 1-2/ 1 lít nước ngay sau khi phát hiện gà có dấu hiệu bệnh. Cho đến khi gà hết sốt thì thôi
Chống mất nước: Pha T.C.K.C 3-5/1 lít nước cho uống liên tục theo nhu cầu
Giải độc thận cấp: Pha Lesthionin – V với liều 1ml/ 1 lít nước dùng cho đến khi gà hồi phục.
Bước 3: Kiểm soát kế phát
Sau khi mắc bệnh Gumboro thì thường đi kèm với một số kế phát khác. Dưới đây sẽ là một số phác đồ điều trị Gumboro kế phát:
1. Bệnh Gumboro kế phát hen ghép ký sinh trùng đường máu, bệnh đầu đen, cầu trùng, ghép tiêu chảy
Sử dụng A TO Z MAR 1g/3 – 4 lít nước kết hợp với Paramar – 20%. Dùng trong 3 – 5 ngày.
2. Gumboro kế phát E.coli ghép tụ huyết trùng tiêu chảy
Sử dụng AMOX – COLIS 2g/1 lít nước kết hợp với 39 – VITA – AMIN 1g/2-3 lít nước. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày
3. Gumboro kế phát cầu trùng ghép E.Coli, ghép tụ huyết trùng, ghép tiêu chảy
Sử dụng MARCOC – E.COLI 1g/2 lít nước kế hợp với PARAMAR – 20%. Dùng trong 3-5 ngày
4. Gumboro kế phát hen ghép E.COLI, ghép tụ huyết trùng, tiêu chảy
Sử dụng MARPHAMOX 50% kết hợp với 39 – VITA – AMIN. Dùng liên tục trong 3-5 ngày
Bước 4: Bổ trợ và tăng sức đề kháng
Giai đoạn này cần bổ sung dưỡng chất và các loại thuốc cho gà để có đủ sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật.
- Dùng Zympepro pha nước uống liều 2g/1 lít nước uống mỗi ngày
- Dùng Bung lông bật cựa 007S với liều 1g/ 2 lít nước dùng trong 4-8 giờ/ ngày
- Dùng Lesthionin – V 1ml.2 lít nước uống 4h/ ngày.
Ngoài bệnh Gumboro thì bệnh Marek truyền nhiễm cũng là một căn bệnh đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của gà. Có tỷ lệ mắc bệnh là 60% và tỷ lệ tử vong là 100%. Dưới đây sẽ là những thông tin liên quan đến căn bệnh đáng sợ này.
Một số thông tin liên quan đến bệnh Marek ở gà
Bệnh Marek là một ung thư truyền nhiễm do virus Herpes type B (loại ARN virus có vỏ bọc). Sau khi xâm nhập, virus này tồn tại mãi mãi trên cơ thể gà và trở thành nguồn lây bệnh sang các cá thể khác. Với một tốc độ lây lan vô cùng đáng sợ, nếu không được khắc phục kịp thời có thể trở thành dịch bệnh cho cả một khu vực nuôi
Bệnh này làm cho các tế bào lympo tăng sinh lớn thành các khối u có tổ chứ ở vị trí thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da va cơ. Từ đó dẫn đến việc vật nuôi bị rối loạn vận động và bại liệt. Và cuối cùng là tử vong.
Triệu chứng của bệnh Marek
Giai đoạn đầu gà chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụp lại với nhau. Sau nặng hơn thì dẫn đến liệt chân, cánh
- Mắt phản xạ kém, nặng có thể dẫn tới mù
- Hô hấp khó khăn
- Gà chế có xác khô, gầy xơ xác
- Tư thế chết thường một chân duỗi phía trước, một chân duỗi phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên
Nói chung bệnh Marek hay bệnh Gumboro ở gà đều là những căn bệnh nguy hiểm, mang đến tỷ lệ tử vọng rất cao và để lại mức độ thiệt hại về kinh tế vô cùng nặng nề cho người chăn nuôi. Vì thế để hạn chế được mức tối đa thiệt hại thì nên có những biện pháp phòng tránh hợp lý. Kết hợp với quá trình vệ sinh môi trường chuồng nuôi. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin để gà luôn có một sức khỏe tốt, sức đề kháng cao để chống chọi lại các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.
Xem thêm: Gà chọi bị yếu chân phải chữa như thế nào?