Bệnh E.coli ở gà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn E.coli gây bệnh cho gà nói riêng và hầu hết các loại gia cầm nói chung. Những triệu chứng biểu hiện của bệnh E.coli thường kế phát đi kèm với một số loại bệnh khác gây ra tỷ lệ chết cao hơn rất nhiều. Dưới đây sẽ là cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh E.coli ở gà hiệu quả nhất
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh E.coli ở gà
Bệnh E.coli là do vi khuẩn E.coli, tên đầy đủ là Escherichia coli gây ra. Bệnh bộc phát trên mọi lứa tuổi từ gà mới nở cho đến gà đẻ trứng. Bởi vốn dĩ trong cơ thể gà đã tồn tại vi khuẩn E.coli nhưng ở dạng cân bằng giữa vi khuẩn lợi và hại. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi các vi khuẩn E.coli có hại sinh sôi nhanh gây mất cân bằng làm cho sức khỏe gà kém đi, sức đề kháng giảm. Lúc đó gà mới bắt đầu phát bệnh.
Bệnh E.coli có nhiều triệu chứng và chúng thường giống với bệnh hen gà nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Con đường lây truyền bệnh E.coli
Bệnh E.coli ở gà thường lây lan qua 4 con đường chủ yếu:
- Gà mẹ bệnh lây truyền cho con qua trứng, qua vỏ trứng
- Lây qua thức, nước uống bị nhiễm phân của gà bệnh
- Lây truyền từ gà bệnh sang gà khỏe do rớt rãi của gà bệnh
- Do không khí, bụi tạp nhiễm trong không khí
Sau khi xâm nhập vào cơ thể gà bệnh, chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi (gà yếu, thời tiết thay đổi đột ngột) thì các vi khuẩn E.coli sẽ trở thành một loại độc tố và khiến cho gà phát bệnh nhanh chóng.
Triệu chứng bệnh E.coli ở gà
Do bệnh E.coli phát sinh trên nhiều lứa tuổi của gà nên ở mối giai đoạn, bệnh lại có những triệu chứng khác nhau. Nhưng về mặt tổng thể vẫn biểu hiện một số triệu chứng phổ biến như:
- Gà thở gấp, liên tục như thiếu oxy
- Nước mắt, nước mũi chảy không ngừng
- Gà khò khè, miệng có đờm và bị ngạt mũi
- Gà ủ rũ, xệ cánh, uống nhiều nước
- Giảm ăn, bỏ ăn, đi ngoài phân loãng
Triệu chứng gà 1 tuần tuổi
Do bệnh E.coli có thể lây truyền khi gà vẫn còn trong trứng. Do vậy, nhiều trường hợp khi gà mới nở thì rất đẹp và khỏe mạnh. Nhưng sau đó một thời gian ngắn gà có thể bị chết hàng loạt ở những tuần đấu tiên. Có thể nguyên nhân chính gây ra chính là vi khuẩn E.coli. Triệu chứng thường diễn ra ở gà 1 tuần tuổi là:
- Gà bị tiêu chảy
- Lòng đỏ còn sót lại không tiêu hết
- Bụng sưng to, rốn bị viêm
Triệu chứng trên gà 5 tuần tuổi
- Gà sốt cao, uống nhiều nước
- Gà giảm ăn, bỏ ăn, đi ngoài phân loãng
- Gà ủ rũ, cánh xệ, khó thở, khò khè
- Gà mặt sưng, mí mắt bị viêm
- Cơ quan nội tạng bên trong bị viêm màng tim, màng bụng, màng gan
Triệu chứng trên gà đẻ chứng
Bệnh E.coli ở gà đẻ gây ra thiệt hại nhiều hơn hẳn bởi vi khuẩn này có thể lây truyền sang trứng và gà con. Vì vậy muốn gà con được tốt nhất thì gà mái được gây giống phải sạch bệnh. Khi gà đẻ bị nhiễm E.coli thường có các biểu hiện như sau:
- Gà kém ăn, bỏ ăn
- Gà gầy ốm, giảm đẻ
- Gà bị liệt chân, viêm khớp đi lại khó khăn
Đối với trường hợp trên gà đẻ thì không có biểu hiện quá rõ ràng. Vì vậy nên biết cách phòng bệnh để hạn chế vi khuẩn E.coli xâm nhập là tốt nhất.
Bài đọc thêm: Nguyên nhân và cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi
Bệnh tích
Khi giải phẫu các cơ quan của gà mắc bệnh E.coli thì có thể dễ dàng nhận ra những điểm bất thường trên các bộ phận của gà. Ví dụ như:
- Viêm màng bao tim, màng bụng, màng quanh gan làm cho bao tim đục
- Màng bụng có dịch viêm
- Quanh gan phủ một lớp màu trắng đục
- Gan sưng to và xuất huyết lấm tấm
- Viêm đường ruột, túi khí
- Ống trứng mềm, giãn, thành mỏng và chứa dịch viêm trong lòng ống
- Buồng trứng hoặc noãn hoàng có thể bị teo hoặc vỡ nát.
- Gà con thì bị viêm rốn
Cách phòng và điều trị bệnh E.coli ở gà
Phòng bệnh là cách tốt nhất để giảm thiểu những thiệt hại do bệnh E.coli có thể gây hại trên cơ thể của gà. Đặc biệt trong các thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Vì thế luôn phải tuân thủ các quy tắc trong công tác phòng chống bệnh E.coli ở gà.
- Giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh theo định kỳ 1 lần/ tuần
- Vệ sinh trứng ấp, máy ấp khu chăn nuôi bằng một số loại thuốc sát trùng có tính an toàn cao như Virkon, Longlife, Farm Fluids
- Vệ sinh máng ăn, máng uống
- Không để thức ăn thừa lâu ngày gây ô nhiễm, nấm mốc làm ô nhiễm môi trường
- Bổ sung vitamin, thuốc bổ, điện giải Bcomplex vào nước uống để tăng sức đề kháng tự nhiên. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa hay thời tiết thay đổi.
Cách trị bệnh E.coli ở gà
Để trị bệnh E.coli thì cách tốt nhất là sử dụng kháng sinh trên cơ thể gà là hiệu quả nhất. Một số loại kháng sinh được sử dụng trong quá trình trị bệnh E.coli gồm có:
- Colistin
- Kanamycin
- Gentamycin
- Norfloxacine
Các loại thuốc này có thể dùng để tiêm hoặc pha vào nước cho gà uống theo liều lượng khuyến cáo của thú ý. Ngoài ra cũng nên kết hợp với các loại thuốc trợ lực, tăng cường sức đề kháng bằng điện giải Bcomplex. Và một số chế phẩm vi sinh để cải thiện đường ruột cũng như khả năng tiêu hóa của gia cầm như bio – spiracol, bio – tylan…
Bệnh E.coli ở gà do vi khuẩn có trong cơ thể gà gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát bệnh ra bên ngoài. Vì thế, các quy tắc phòng bệnh sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó khi muốn chọn gà mái làm giống thì cần phải tuyển chọn gà sạch bệnh để tránh lây lan sang đời cao. Trên đây, bài viết đã chia sẻ toàn bộ các kiến thức, thông tin liên quan đến bệnh E.coli của gà. Hy vọng sẽ giúp cho bà con nông dân nuôi gà thành công, đạt năng suất cao.
Xem thêm: Kinh nghiệm và lịch tiêm phòng cho gà