Bệnh đầu đen ở gà là một trong những căn bệnh khiến cho nhiều chủ trang trại phải đâu đầu trong những đợt dịch bùng phát bởi thiệt hại do bệnh gây ra là quá lớn. Đây là loại bệnh được đánh giá là có mức độ tử vong cao và ẩn chứa tính truyền nhiễm trong đàn mạnh mẽ. Chính vì thế khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần phải có biện pháp điều trị, cách ly gà bệnh để tránh lây lan. Dưới đây sẽ là các kiến thức, phương hướng phòng và điều trị bệnh đầu đen trên gà từ chia sẻ của các chuyên gia.
Nội Dung
1. Nguyên nhân xuất phát của bệnh đầu đen ở gà
Theo các nghiên cứu, bệnh đầu đen gây ra bởi loại kí sinh trùng có tên khoa học là Histomonas Meleagridis thuộc họ Tripanosomatidae. Vi khuẩn gây bệnh được các nhà khoa học chẩn đoán kí sinh chính ở ruột thừa và gan của gà. Bệnh gây ra các biểu hiện bệnh tích tại những bộ phận này.
Sở dĩ có tên là bệnh đầu đen ở gà vì khi mắc bệnh này bộ phận đầu và da của gà có màu tái xám và xanh đen. Ngoài ra, khi nhiễm bệnh gà có các biểu hiện có thể nhầm sang một số loại bệnh khác như bệnh Newcatle, Bạch lỵ, kí sinh trùng máu với triệu chứng da tái nhợt, cơ thể bị gầy và hốc hác. Chính vì thế, nếu không quan sát và phân tích kỹ mà chỉ dựa vào các triệu chứng cơ bản bên ngoài thì không thể xác định rõ căn bệnh này, mà phải căn cứ trên bệnh tích điển hình từ đó mới nhận định được chính xác.
Độ tuổi mắc bệnh đầu đen gà
Bệnh đầu đen xảy ra trên tất cả các loại gia cầm nhưng chủ yếu tập trung ở gà và một số loài chim di cư. Loại bệnh này thường thấy ở gà từ 2- 4 tháng tuổi. Với môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, gà giai đoạn sau khi trứng nở và đang phát triển là đối tượng dễ nhiễm bệnh
2. Con đường lây truyền của bệnh đầu đen ở gà
Bệnh đầu đen có tỷ lệ truyền nhiễm cao và bất kỳ lứa tuổi nào của gà cũng có thể nhiễm bệnh. Dưới đây là những con đường chính khiến bệnh bùng phát trên gà:
- Lây qua đường ăn uống, gà dùng chung máng nước và máng ăn hoặc chất độn chuồng, môi trường chăn nuôi có chứa mầm bệnh Histomonas Meleagirdis
- Trứng giun kim Heterakis galline được xem là trung gian truyền bệnh, khi gà ăn phải trứng giun vào cơ thể, trứng sẽ kí sinh tại gan, manh tràng và gây bệnh..
- Khi trứng giun kim bị thả ra môi trường ngoài lại được giun đất ăn vào cho nên sẽ tồn tại lâu trong khu vực chăn thả từ đó tạo nên vòng tuần hoàn nhiễm bệnh. Bởi vì thế tỷ lệ tái nhiễm cũng rất cao nếu không có phương pháp điều trị, phòng chống kịp thời.
3. Triệu chứng của gà bị bệnh đầu đen
Đối với hình thức nuôi gà chăn thả thường có tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen cao hơn so với nuôi công nghiệp. Các triệu chứng và mức độ của bệnh đầu đen ở gà dựa trên điều kiện môi trường của vực chăn nuôi. Thời gian ủ bệnh trung bình sẽ tư 7 – 28 ngày.
Sau khi nhiễm bệnh từ 9 – 10 ngày, gà sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng điển hình và có thể phát hiện sớm nhất là gà đứng ủ rũ, chán ăn, lười vận động.
Sau đó bệnh nặng hơn gà sẽ bị sốt 43 – 44 độ C, lông xù, sã cánh, run rẩy, mắt nhắm nghiền và uống nhiều nước. Khi mầm bệnh phát triển mạnh hơn, gà sẽ bị tiêu chảy, hậu môn dính bết, phân có màu vàng lưu hùynh.
Phần đầu, mào tích của gà nhợt nhạt, tái xanh hoặc thậm chí là xanh đen do lúc này gà đang bị rối loạn chức năng tiết mật, đồng thời chức năng hoạt động của gan, thận suy yếu. Thời gian phát bệnh trên cơ thể gà là 10 – 20 ngày nên khiến gà rất ốm yếu. Trước khi gà chết, đo thân nhiệt giảm còn 39 – 38C.
4. Cách phòng và điều trị bệnh đầu đen ở gà
Các bệnh ở gia cầm, đa phần sẽ có thời gian ủ bệnh lâu nhưng phát bệnh lại rất nhanh, khiến người chăn nuôi khó nhận ra. Tứ đó khiến bệnh lây lan cho đàn và khả năng gây chết hàng loạt. Chủ đàn cần phải trang bị kiến thức cơ bản về thú y để có sử dụng thuốc điều trị cho gia cầm kịp thời và giữ đàn luôn khỏe mạnh.
Cách điều trị dứt điểm bệnh đầu đen
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà. Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, người chăn nuôi có thể sử dụng thuốc chữa Doxycilin trực tiếp. Ngoài ra cho gà uống thuốc các loại thuốc chứa dung dịch Sulfamonomethoxine.
Khi kết thúc liệu trình chữa bệnh, bà con có thể cho gà dùng thêm Monosunfa và ivermectin 1% pha với tỷ lệ 1ml vào 1lit nước cho đàn gà uống. Kết hợp bổ sung các loại vitamin thiết yếu và men tiêu hóa để gà có sức đề kháng cao hơn và tăng cường thể lực cho gà.
Cần theo dõi và chăm sóc kĩ lưỡng trong quá trình nhiễm bệnh đồng thời kết hợp cải tạo môi trường sống xung quanh của gà.
Cách phòng bệnh đầu đen ở gà hiệu quả
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kì.
- Sau mỗi lứa gà xuất chuồng cần có thời gian làm trống, không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực.
- Tiến hành phun độc khử trùng thường xuyên cho chuồng nuôi, sân vườn, rắc vôi bội khu vực nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.
- Trong mùa mưa hạn chế thả gà ra ngoài vì thời điểm này gà rất dễ bị nhiễm bệnh, ngoài ra cần tẩy giun định kì và dọn dẹp phân gà sau quá trình tẩy.
Trên đây là bài viết tổng quan về bệnh đầu đen ở gà cũng như cách phòng chống và chữa trị căn bệnh này. Hi vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho bà con chăn nuôi.