Gà chín cựa hay còn được gọi là gà Tiến Vua – là một trong những giống gà quý của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Do vậy mà giá trị kinh tế của giống gà này mang lại là rất lớn, điều này cũng khiến cho gà chín cựa thuần chủng ngày càng khan hiếm. Và thay vào đó là các giống gà lai chín cựa ngày càng nhiều hơn. Để phân biệt giữa gà chín cựa lai và gà chín cựa thuần chủng bằng cách nào? Gà chín cựa nuôi có khó hay không? Thì cùng Nuôi Gà Đá tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Cách phân biệt gà chín cựa thuần chủng với gà lai
Gà chín cựa thuần chủng luôn có những đặc trưng riêng để nhận biết. Chỉ cần để ý thật kỹ là có thể phân biệt chính xác đến 95%. Một số đặc điểm để phân biệt rõ nhất giữa gà thuần chủng và gà lai thường đến từ các yếu tố như sau:
1. Trọng lượng của gà chín cựa thuần chủng
Gà chín cựa thuần chủng có nguồn gốc từ giống loài gà rừng nên kích thước và trọng lượng của gà nhỏ. Đối với gà trống 4-5 tháng tuổi thì trọng lượng khoảng 8-9 lạng còn gà mái chỉ khoảng 7-8 lạng là đã bắt đầu nhảy ổ. Một con gà trống trường thành có cân nặng tối đa khoảng chửng 1,7 – 2kg. Còn nếu là gà lai thì cân nặng và kích thước cơ thể sẽ lớn hơn giống gà thuần chủng.
2. Đặc điểm ngoại hình của gà chín cựa
Gà chín cựa thuần chủng luôn giữ được dáng vẻ oai vệ, hiên ngang và có sức khỏe tốt do sống trong môi trường tự nhiên không bị bó buộc. mào gà chín cựa thuần chủng luôn có màu đỏ tươi như màu máu, lông đuôi cong vút như cầu vồng. Nếu là gà lai thì màu mào và lông sẽ không được đỏ và cong như các con gà thuần chủng.
Gà thường có đôi mắt sáng quắc và không hề tỏ vẻ hoảng sợ ngay cả khi bị giữ chăt. Đôi chân to, chắc khỏe và cực kỳ linh hoạt khi di chuyển nên để bắt được một con gà chín cựa thuần chủng rất khó, còn khó hơn cả bắt lợn rừng. Mỗi bên chân gà đều có 3 cựa mọc đều nhau với độ dài ngắn khác nhau. Cựa trên cùng hoàn toàn là sừng trông giống như một cái nanh lợn sắc nhọn luôn sẵn sàng giao chiến khi bị đe dọa hay khiêu khích từ những giống gà khác.
3. Tiếng gáy của gà chín cựa thuần chủng và gà lai
Gà thuần chủng thường có cổ ngắn chứ không dài như gà lai, có thể nhìn bằng mắt thường rất dễ dàng. Còn đối với tiếng gáy của gà thì các con gà chín cựa thuần chủng có tiếng gáy rất trong và vang rất xa. Trong khi đó gà lai lại có tiếng gáy khàn đục và không vang xa.
4. Đặc điểm của chân gà chín cựa mới nở
Giống gà chín cựa ngay từ khi mới nở đã cho thấy những điểm khác biệt từ cặp chân. Mỗi cặp chân của gà mới nở đều thấy rõ khuỷu chân mỗi bên có 3 cựa . Về sau khi gà trưởng thành thì mỗi chân sẽ mọc thêm 1 đến 2 cựa sừng nữa để thành gà có 8 đến 9 cựa. Còn các loại gà lai thì hầu như không có cựa hoặc cựa không rõ ràng khi mới nở. Cho đến khi trưởng thành thì các con gà lai mới mọc cựa.
Đó là 4 đặc điểm để nhận biết chính xác một chú gà chín cựa thuần chủng một cách nhanh nhất qua mắt thường và một số kỹ năng nhận biết gà của những người không chuyên về các giống gà.
Xem thêm: Giống gà Mía
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chín cựa
Phương pháp nuôi gà chín cựa khá dễ và hầu như không khác với các giống gà thường của địa phương là mấy. Chỉ cần một chút tỉ mỉ trong cách phòng, chữa bệnh cũng như là một số yếu tố trong cách làm chuổng, các loại thức ăn cho gà sẽ nhanh chóng giúp cho gà sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Làm chuồng nuôi gà 9 cựa
Chuồng gà làm đơn giản bằng các vật liệu như tre, nứa, cọ trang…để tiết kiệm chi phí mà chuồng lại mát hơn bình thường. Nền chuồng cách sàn khoảng chừng 40-50cm để không làm chuồng bị ẩm ướt mà lại còn dễ dàng vệ sinh phân gà. Đối với chuồng gà mái đẻ nên làm hơi dốc để trứng sẽ lăn về phía trước, làm vậy tránh tình trạng trứng bị giập, vỡ hoặc gà mổ vỡ trứng.
Kỹ thuật chăm sóc gà
Giai đoạn gà 1 ngày tuổi – 4 tuần tuổi:
Nuôi gà trong chuồng úm được thắp điện vừa phải để sưởi ấm cho gà con. Nền chuồng được trải một lớp chất độn chuổng (trấu, dăm bào) có độ dày khoảng 7-10cm để giữ ấm và tránh việc chuồng gà bị ẩm ướt do chất thải của gà.
Nhiệt độ trong chuồng úm gà sẽ được giảm dần theo tuần tuổi của gà như: “Tuần 1: 31-34 độ C; Tuần 2: 29-31 độ C; Tuần 3: 26-29 độ C; Tuần 4: 22-26 độ C”. Nên chú ý tránh gió lùa vào chuồng hoặc nhiệt độ quá cao thì cũng cần phải điều chỉnh ngay.
Thức ăn cho gà: Gà con mới nở thì có thể sử dụng tấm, ngô nghiền nhuyễn hoặc các loại thức ăn công nghiệp đều được. Thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp cho gà sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh
Quá trình nuôi gà mái đẻ
Gà mái đẻ thì trong giai đoạn đầu có cách nuôi hoàn toàn giống với gà thương phẩm. Trong giai đoạn sau thì cần ăn theo chế độ để gà đạt được tiêu chuẩn tốt nhất.
1-6 tuần tuổi: Nuôi giống gà thương phẩm
7-20 tuần tuổi: hạn chế lượng thức ăn có lượng kcal > 2700 để tránh gà quá béo dẫn đến việc gà đẻ muộn, đẻ thưa, chất lượng trứng thấp.
Lượng thức ăn tiêu chuẩn theo độ tuổi của gà được tính như sau:
- 1 – 6 tuần tuổi: ăn tự do
- 7 – 10 tuần tuổi: 45 – 55g/con/ngày
- 11 – 16 tuần tuổi: 55 – 65g/con/ngày
- 17-20 tuần tuổi: 70 – 80g/con/ngày
- Gà đẻ: 115 – 125g/con/ngày
Phòng bệnh cho giống gà chín cựa
- 5 – 7 ngày tuổi: Gumboro lần 1 nhỏ mắt, mũi
- 5 – 7 ngày tuổi: Dịch tả nhỏ mắt mũi
- 7 ngày tuổi: chủng đậu 1, chủng dưới cánh
- 18 ngày tuổi: Dịch tả lần 2 nhỏ mắt mũi
- 21 ngày tuổi: Gumboro lần 2 nhỏ mắt mũi
- 33 – 35 ngày tuổi: Gumboro lần 3 nhỏ mắt mũi
Trên đây, Nuôi Gà Đá đã chia sẻ đến bạn toàn bộ các kiến thức liên quan đến cách phân biệt và nuôi dưỡng gà chín cựa – giống gà Tiến Vua rất quý tại Việt Nam. Hy vọng đó là những kiến thức bổ ích giúp cho bà con nông dân.