Gà chọi có rất nhiều dòng giống, chủng loại và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, để sở hữu được một chiến kê ưng ý là điều vô cùng khó. Bởi lẽ, gà có tốt thì kỹ thuật nuôi cũng phải thực hiện vô cùng khắc nghiệt. Người nuôi gà chọi cũng phải được đòi hỏi về kiến thức am hiểu trong chăm sóc và các chế độ cho gà. Đồng thời cũng phải biết cách phòng tránh. Cùng Nuoigada.com nhận biết triệu chứng và đưa ra biện pháp chữa trị cho gà.
Bí kíp chọn giống gà chọi
Để chọn được một chú gà chọi con ưng ý đem về nuôi thì hãy chú ý quan sát đến gà bố mẹ trước. Bởi “Giống” là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng quyết định đến tố chất thiên bẩm bên trong của các chú gà chọi. Nếu chúng thật sự khỏe mạnh và mang chút máu chiến thì hãy chọn. Chú gà chọi tốt luôn thể hiện một dáng đứng rất oai dũng. Đặc biệt lưu ý là không phối giống gà mái với gà trống thuộc cùng một đàn. Bởi khi đó, dù cho giống gà bố, mẹ có tốt đến đâu thì gà chọi con sinh ra nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cận huyết.
Về đường nét, gà chọi đẹp là con gà mào công, mắt trắng, mỏ ba soi chiều cao khoảng 40 – 50 cm tính từ chân đến cánh vai, khung bệ tốt. Đặc biệt gà chọi rất quan trọng ở cặp chân – vũ khí lợi hại khi thi đấu. Cặp chân gà chọi đẹp như chân vàng điểm mực, hậu độ nổi phồng lên.
Ngoài hình dáng thì một con gà chọi ‘thông minh’ là điều quan trọng không kém. Đó là một chú gà có thế võ hay và chiến thuật, ít để đối phương đánh vào đầu.
Chăm và nuôi gà chọi
Hiểu được chiến kê của mình là cả một quá trình dài chứ không phải là ngày một, ngày hai. Đó cũng là một yếu tố quyết định đến bản lĩnh, tố chất của một con gà sau này. Thông thường, để nuôi gà đá thành công thì cần phải nắm rõ tính cách của chiến kê ra sao, ưa thích cái gì. Để có cách điều chỉnh cho phù hợp.
Khi bắt đầu đến giai đoạn trưởng thành, lông đã mọc đủ và cứng cáp thì sư kê phải sửa một bộ mã cho thật gọn gàng. Bằng cách: tỉa bớt lông cổ, lông nách, hớt sạch lông đầu và tỉa cả vùng lông ở hậu môn cho gọn. Tiếp sau đó là sử dụng 4 loại nguyên liệu: ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua. Mài chung với cùng chút nước và rượu. Từ từ tẩm hỗn hợp vào thân gà.
Nếu trong trường hợp gà quá mập thì nên thực hiện cách om bóp 2 ngày 1 lần để da thịt gà có thể săn lại. Vừa đảm bảo cho sự di chuyển của gà mà lại vừa có sức chống đỡ. Và chịu đựng được những đòn tấn công từ phía đối phương trong quá trình thi đấu. Ngoài ra, các sư kê lưu ý là thường xuyên phải tắm rửa sạch sẽ cho gà. Mùa nóng thì tắm 2 -3 lần trên một ngày còn vào mùa lạnh thì 1 ngày tắm 1 lần. Khi tắm xong, lông khô thì bắt đầu quá trình vào nghệ cho gà.
Nên cho gà chọi ăn gì? Lên thực đơn như thế nào?
Theo cách nuôi gà chọi chuẩn từ ngàn xưa thì khẩu phần ăn chính của gà chọi chủ yếu là các loại rau củ. Bởi chế độ quá nhiều thịt sẽ khiến cho gà bị thừa cân. Di chuyển trở nên chậm chạp và kém linh hoạt. Đặc biệt, trong thời gian tham gia đá chế độ dinh dưỡng phải luôn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Để giúp gà có đủ năng lượng dồi dào cho quá trình luyện tập khắc nghiệt. Một bữa ăn tiêu chuẩn cho gà chọi thường là:
- 0,25 kg thóc, lúa
- 0,1kg rau xanh
- 0,1 kg lươn/thịt bò
- 8-10 con sâu super worm/ dế
Để gà chọi con nhanh lớn sưu kê nên để gà ăn 2 bữa vào 9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. Ngoài ra, khi tách mẹ cần để gà thả dông để tự do đi kiếm ăn. Còn đối với gà trưởng thành từ 6 tháng tuổi trở lên cần bổ sung thêm rau xanh (xà lách, chuối sứ). Và ăn thêm 1-2 bữa lươn hoặc thịt bò trong 1 tuần. .
Ngoài ra, những thức ăn khác được nhiều người bổ sung thêm cho chiến kê của mình gồm: Giun, dế, ngũ cốc,lòng đỏ trứng, tép, vịt lộn, chuối xiêm những thực phẩm này nhằm tăng cường thêm sức bền chiến đấu mạnh mẽ, đá sung cho gà chọi. Lưu ý tuyệt đối không nên cho gà ăn quá nhiều thức ăn có độ đạm cao. Dẫn đến việc gà tăng cân nhanh chóng, tích mỡ, thừa cân gây khó khăn trong di chuyển. Và cử động linh hoạt trước đối thủ. Để nuôi gà chọi chiến có sức chịu đựng bền bỉ, thân hình dẻo dai. Và ra đòn hiểm đá đau thì nên kết hợp phương pháp vần gà chọi cũng rất quan trọng.
Tham khảo: Các kỹ thuật chăm sóc gà chọi hay nhất