Bệnh thương hàn gà là loại bệnh thường gặp và cũng là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra. Đây là loại bệnh có diễn biến khá phức tạp, xảy ra ở nhiều giai đoạn sinh trưởng ở gà. Có tốc độ lây lan nhanh và được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm đối với đàn gà và gây ra thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này, triệu chứng của gà bị bệnh thương hàn, cách phòng và cách điều trị hiệu quả.
Nội Dung
Những điều cần biết về bệnh thương hàn gà
Như cũng đã nói ở trên thì bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra trên cơ thể gà ở mọi lứa tuổi. Mỗi một thể lại có một chủng vi khuẩn tương ứng và cũng là 3 chủng bệnh chủ yếu:
-
- Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn ở gà con và gà lớn
- Salmonella typhimurium: gây bệnh phó thương hàn ở gà con và gà lớn
- Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ ở gà con giai đoạn 3 tuần tuổi
Bệnh dễ xảy ra vào thời điểm khi trời nắng nóng và mưa lũ kéo về đột ngột. Hoặc trong môi trường ẩm thấp kéo dài mà chuồng trại không được vệ sinh thường xuyên. Bệnh thương hàn xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp nhất trên gà mái đẻ là phổ biến
Con đường lây lan của bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn gà lây lan chủ yếu theo 2 phương thức chính là truyền dọc (từ mẹ sang con) và truyền ngang (từ gà bệnh sang gà khỏe) trong cùng một đàn.
Phương thức truyền dọc: vi khuẩn sẽ xâm nhập từ buồng trứng sang phôi hoặc lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng vào trong máy ấp và truyền cho gà con
Phương thức truyền ngang: gà mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh và lây truyền bệnh sang các cá thể khác
Con đường lây truyền bệnh cũng có thể xảy ra trực tiếp thông qua đường tiếp xúc với thức ăn, nước uống. Chất thải hay dụng cụ chăn nuôi nhiễm bệnh. Đặc biệt là phân nhiễm mầm bệnh được phân tán bởi các vật thể trung gian.
Triệu chứng bệnh thương hàn gà
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, khô chân
- Đi ngoài phân xanh, phân trắng, đi kèm với các chất nhầy
- Hậu môn phân bết dính hoặc đóng cục gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Gà chậm lớn, lông xơ xác
- Gà đẻ sản lượng trứng giảm, trứng màu nhạt, nhỏ, vỏ mỏng, sần sùi
- Trứng méo mó, dễ vỡ
Bệnh tích
- Da gà bệnh sậm màu, cơ thể gầy xác
- Gan và lách sưng có thêm các nốt hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt
- Túi mật to, ruột viêm đỏ có tình trạng loét
- Viêm phúc mạc, cơ tim và viêm buồng trứng
- Bụng xệ chứa nhiều nước
Phương pháp điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả
Để điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả và giảm thiểu sự lây lan trong đàn gà thì cách tốt nhất hiện nay vẫn là sử dụng thuốc kháng sinh. Và cùng một số loại thuốc trợ sức, trợ lực cho gà được hiệu quả.
1. Điều trị bệnh
Thông thường sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dùng để trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống cho gà trong 7 ngày liên tục để điều trị triệt để bệnh thương hàn gà. Cụ thể như:
- FLORFENICOL
- Hoặc GENTAMYCIN + COLISTIN
- Hoặc ENROFLOXACIN
- Hoặc FLUMEQUIN
- Hoặc OXYTETRACYCLINE
- Hoặc TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL
- Hoặc NORFLOXACIN
Ngoài ra, sử dụng thêm kháng thể E.coli cho uống 2 lần/ ngày trong 3 ngày liên tiếp. Những ngày sau đó tiếp tục quan sát những diễn biến của gà để đưa ra cách xử lý kịp thời.
Bài đọc thêm: Gà bị kén mép phải chữa trị như thế nào?
2. Trợ sức và nâng cao thể trạng cho gà
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh thì trong thời điểm này sức khỏe gà khá yếu nên cần bổ sung vitamin và điện giải để tăng cường thể lực. Một số loại kháng thể thường được sử dụng là:
- Điện giải Gluco – KC + Vitamin ADE + vitamin Bcomplex + men tiêu hóa cho gà uống liên tục trong 15 ngày
- Bổ sung vitamin ADE + vitamin Bcomplex + men tiêu hóa + khoáng chất Premix trộn vào thức ăn cho gà ăn trong 2 tháng liền.
Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bệnh thương hàn gà ở trên sẽ giúp gà nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên phòng bệnh thì hơn chữa bệnh, để giảm tránh đến mức tối đa khả năng gây bệnh thì nên thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc liên quan đến phòng bệnh. Đó là cách vừa đảm bảo sức khỏe cho gà mà lại không mất thời gian chữa trị.
Cách phòng bệnh thương hàn gà hiệu quả
Để phòng bệnh thương hàn hiệu quả thì ngoài các công tác liên quan đến môi trường thì chế độ dinh dưỡng, ăn uống, tiêm vacxin định kỳ cũng vô cùng cần thiết. Cụ thể để phòng bệnh thương hàn gà thì cần phải làm như sau:
- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên
- Đảm bảo được thời tiết trong chuồng luôn thoáng mát vào ban ngày, ấm áp vào ban đêm
- Không để chuồng trại ẩm thấp hoặc quá bẩn làm chỗ ẩn của các vi khuẩn gây bệnh
- Chế độ dinh dưỡng phải hợp lý đối với từng giai đoạn phát triển của gà
- Phòng bệnh bằng vacxin theo định kỳ bằng một trong các loại thuốc kháng sinh như: Hupha – Colimox hoặc Hupha – Floral hoặc E 10000 – U
- Bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gà bằng Multivitamix + Hupha – điện giải + bổ gan + men tiêu hóa sống.
- Khi phát hiện gà bệnh thì cần phải cách ly hoặc loại bỏ ngay để tránh lây lan nhanh, khó khắc phục.
Lưu ý khi phòng bệnh thương hàn gà
Bệnh thương hàn không có vacxin điều trị đặc hiệu. Nên cần làm tốt công tác phòng bệnh để giảm thiểu mức thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đồng thời bệnh thương hàn gà rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh tụ huyết trùng nên cũng cần phải phân biệt để tránh thực hiện sai phác đồ điều trị và không mang lại kết quả cao.
Bệnh thương hàn gà có những diễn biến rất phức tạp nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, để mang lại hiệu quả tối đa trong suốt quá trình điều trị. Cần tuân thủ đúng các quy tắc phòng và trị bệnh. Nếu trong trường hợp tình trạng bệnh đã lan quá rộng. Thì nên đến những cơ sở thú y để đưa ra những lời khuyên hiệu quả nhất. Thậm chí là thực hiện tiêu hủy khi cần thiết để tránh sự lây lan rộng mất kiểm soát trở thành đại dịch.
Xem thêm: Cách lai tạo gà đá cựa xuất sắc nhất bằng 2 phương pháp